Làm gì vào ngày lễ Halloween? Cần lưu ý gì khi chơi ngày lễ Halloween? Tổng hợp những hoạt động diễn ra trong ngày lễ Halloween?

Làm gì vào ngày lễ Halloween? Cần lưu ý gì khi chơi ngày lễ Halloween? Tổng hợp những hoạt động diễn ra trong ngày lễ Halloween? Người lao động có được nghỉ làm hưởng lương ngày lễ hội Halloween? Ngày lễ Halloween có được bắn pháo hoa không?

Làm gì vào ngày lễ Halloween? Cần lưu ý gì khi chơi ngày lễ Halloween? Tổng hợp những hoạt động diễn ra trong ngày lễ Halloween?

Vào ngày lễ Halloween, có rất nhiều hoạt động thú vị mà mọi người có thể tham gia. Tham khảo một số hoạt động diễn ra trong ngày lễ Halloween có thể vui chơi cùng bạn bè và người thân dưới đây:

(1) Trick or Treat: Trẻ em hóa trang thành các nhân vật ma quái và đi từ nhà này sang nhà khác xin kẹo. Khi gõ cửa, các bé thường nói “Trick or Treat” để nhận kẹo từ chủ nhà.

(2) Hóa trang: Mọi người mặc các bộ trang phục đặc sắc, từ phù thủy, ma quỷ cho đến các nhân vật hoạt hình, tạo nên không khí rộn ràng và vui vẻ.

(3) Khắc bí ngô: Truyền thống khắc lồng đèn bí ngô (Jack O'Lantern) là một phần không thể thiếu trong lễ hội. Mọi người thường chạm khắc các khuôn mặt ngộ nghĩnh hoặc đáng sợ lên quả bí ngô và đặt nến bên trong để thắp sáng.

(4) Tiệc Halloween: Nhiều gia đình và bạn bè tổ chức tiệc với các món ăn, đồ uống và trò chơi Halloween. Các hoạt động như kể chuyện ma hay thi hóa trang cũng rất phổ biến.

(5) Chơi trò chơi: Một số trò chơi truyền thống như “đớp táo” (nhặt táo trong chậu nước) hoặc các trò chơi khác tạo thêm sự vui nhộn cho bầu không khí lễ hội.

(7) Xem phim kinh dị: Đêm Halloween là thời điểm tuyệt vời để thưởng thức các bộ phim kinh dị, từ những tác phẩm kinh điển đến những phim mới nhất, để thêm phần hồi hộp cho bầu không khí.

(8) Trang trí: Trang trí nhà cửa với các biểu tượng Halloween như dơi, nhện, hoặc những chiếc lồng đèn bí ngô giúp tạo ra không khí rùng rợn và hấp dẫn.

(9) Tham gia các sự kiện cộng đồng: Nhiều địa phương tổ chức các sự kiện Halloween, từ diễu hành đến hội chợ, giúp mọi người có cơ hội kết nối và vui chơi cùng nhau.

Cần lưu ý gì khi chơi ngày lễ Halloween?

Khi tham gia lễ Halloween, để đảm bảo an toàn, cần chú ý lựa chọn trang phục phù hợp. Trang phục nên có những màu sắc dễ nhận diện trong đêm tối và đảm bảo khoảng cách phù hợp với những người xung quanh, tránh chen lấn. Đối với trẻ em, nên có người lớn đi kèm, đặc biệt khi đi "trick-or-treat" xin kẹo.

Hãy chọn những khu vực an toàn. Khi di chuyển, nên tuân thủ luật giao thông, đi trên vỉa hè và chú ý quan sát khi băng qua đường.

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Lưu ý:

Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, ngày Lễ hội Halloween không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Làm gì vào ngày lễ Halloween? Cần lưu ý gì khi chơi ngày lễ Halloween? Tổng hợp những hoạt động diễn ra trong ngày lễ Halloween?

Làm gì vào ngày lễ Halloween? Cần lưu ý gì khi chơi ngày lễ Halloween? Tổng hợp những hoạt động diễn ra trong ngày lễ Halloween? (Hình từ Internet)

Người lao động có được nghỉ làm hưởng lương ngày lễ Halloween?

Nghỉ lễ, tết được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Nghỉ hằng tuần được quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, ngày lễ hội Halloween không được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Người lao động chỉ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong 11 ngày lễ, tết như sau:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Lưu ý:

Trường hợp ngày lễ hội Halloween trùng với ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động được nghỉ làm.

Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm ngày lễ hội Halloween, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.

Ngày lễ Halloween có được bắn pháo hoa không?

Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ được quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP như sau:

Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Theo đó, ngày lễ Halloween không thuộc các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ.

Tuy nhiên, có thể được tổ chức bắn pháo hoa nổ trong trường hợp do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Lưu ý:

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, cá nhân có thể sử dụng pháo hoa để vui chơi ngày lễ Halloween khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ hội Halloween

Phạm Thị Hồng

Lễ hội Halloween
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lễ hội Halloween có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào