Lịch sử nợ xấu của khách hàng được cung cấp trong tối đa 5 năm? Nợ xấu thuộc nhóm thông tin nào trong hoạt động tín dụng?
Nợ xấu thuộc nhóm thông tin nào trong hoạt động tín dụng ngân hàng?
Căn cứ khoản 9 Điều 3 Thông tư 03/2013/TT-NHNN có định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay là thông tin về: nợ xấu; vi phạm nghĩa vụ thanh toán; các hành vi vi phạm pháp luật; bị khởi kiện; bị khởi tố và các thông tin bất lợi khác ảnh hưởng đến kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay.
...
Theo quy định trên thì nợ xấu thuộc thông tin tiêu cực về khách hàng vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
Lịch sử nợ xấu của khách hàng được cung cấp trong tối đa 5 năm? (Hình từ Internet)
Lịch sử nợ xấu của khách hàng được cung cấp trong tối đa 5 năm đúng không?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN có quy định về việc hạn chế khai thác thông tin tín dụng như sau:
Hạn chế khai thác thông tin tín dụng
1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thông tin về các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro chỉ được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tự nguyện, khách hàng vay khai thác dịch vụ thông tin tín dụng theo thoả thuận và cam kết với CIC trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị hạn chế một phần, tạm dừng trong một thời gian hoặc ngừng vĩnh viễn quyền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng.
Theo quy định vừa nêu thì thông tin lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ được Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) cung cấp trong thời gian tối đa 5 năm kể từ khi kết thúc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Thông tư 03/2013/TT-NHNN và các quy định khác của pháp luật tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị hạn chế một phần, tạm dừng trong một thời gian hoặc ngừng vĩnh viễn quyền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng.
Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được phân chia ra sao?
Theo Điều 195 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì nợ xấu được chia làm 02 loại. Cụ thể:
- Nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán;
- Nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ đã mua của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng chưa thu hồi được nợ.
Căn cứ tại Điều 199 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu như sau:
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được phân chia theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm;
b) Chi phí thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm;
c) Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm;
d) Khoản thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;
đ) Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ;
e) Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, số tiền thu được khi thanh lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu sẽ đươc phân chia thứ tự ưu tiên như sau:
(1) Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm;
(2) Chi phí thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm;
(3) Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm;
(4) Khoản thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;
(5) Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ;
(6) Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nợ xấu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?