Mã nguồn là gì? Sao chép và sử dụng mã nguồn phần mềm phải lưu ý điều gì theo quy định pháp luật?
Mã nguồn là gì?
Mã nguồn là gì thì căn cứ Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006 có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Phát triển công nghệ thông tin là hoạt động nghiên cứu - phát triển liên quan đến quá trình sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển dịch vụ công nghệ thông tin.
7. Khoảng cách số là sự chênh lệch về điều kiện, khả năng sử dụng máy tính và cơ sở hạ tầng thông tin để truy nhập các nguồn thông tin, tri thức.
8. Đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là đầu tư cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó có triển vọng đem lại lợi nhuận lớn nhưng có rủi ro cao.
9. Công nghiệp công nghệ thông tin là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số.
10.Phần cứng là sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh; cụm linh kiện; linh kiện; bộ phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh kiện.
11. Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
12. Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định.
13. Mã nguồn là sản phẩm trước biên dịch của một phần mềm, chưa có khả năng điều khiển thiết bị số.
...
Như vậy, mã nguồn là sản phẩm trước biên dịch của một phần mềm, chưa có khả năng điều khiển thiết bị số.
Mã nguồn là gì? Sao chép và sử dụng mã nguồn phần mềm phải lưu ý điều gì theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm phải lưu ý điều gì khi thực hiện việc sao chép và sử dụng mã nguồn phần mềm?
Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 71/2007/NĐ-CP như sau:
Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm
Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm phải tuân thủ các quy định tại Điều 15 Nghị định này, các quy định của pháp luật liên quan và các quy định sau:
1. Tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm, cấu trúc thiết kế phần mềm, hay các nội dung cơ bản của phần mềm, tài liệu phần mềm khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu phần mềm.
2. Cá nhân được thuê nghiên cứu - phát triển phần mềm hoặc bất cứ cá nhân nào tiếp cận phần mềm đều không được sao chép, sử dụng phần mềm, tài liệu phần mềm, cấu trúc phần mềm, mã nguồn phần mềm hay các nội dung cơ bản của phần mềm mà mình được tiếp cận vào bất cứ mục đích gì khi chưa được sự cho phép của chủ đầu tư nghiên cứu - phát triển phần mềm đó.
Theo đó, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm phải lưu ý như sau:
(1) Không được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu phần mềm.
(2) Cá nhân được thuê nghiên cứu - phát triển phần mềm hoặc bất cứ cá nhân nào tiếp cận phần mềm đều không được sao chép, sử dụng mã nguồn phần mềm vào bất cứ mục đích gì khi chưa được sự cho phép của chủ đầu tư nghiên cứu - phát triển phần mềm đó.
Chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là gì?
Căn cứ Điều 5 Luật Công nghệ thông tin 2006, chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được quy định như sau:
(1) Ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(2) Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; thúc đẩy công nghiệp công nghệ thông tin phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.
(3) Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin.
(4) Ưu tiên dành một khoản ngân sách nhà nước để ứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực thiết yếu, tạo lập nền công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
(5) Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.
(6) Có chính sách ưu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đối với nông nghiệp; nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn.
(7) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
(8) Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế; khuyến khích hợp tác với tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công nghệ thông tin có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?