Mất sổ bảo hiểm xã hội có thể xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mới không theo quy định của pháp luật hiện hành?
Quy định về sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Tại Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
- Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
- Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
- Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.
Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
- Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
+ Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
+ Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
- Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
+ Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
- Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Tải về mẫu sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Sổ bảo hiểm xã hội
Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Tại Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
- Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
+ Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:
+ 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;
+ 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;
+ 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
Theo Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành (Khoản 1 Điều này được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020) quy định về cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT cụ thể như sau:
- Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
+ Thành phần hồ sơ:
* Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
* Gộp sổ BHXH: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
+ Thành phần hồ sơ
* Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).
* Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995
+ Thành phần hồ sơ
* Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS).
* Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Cấp lại, đổi thẻ BHYT
+ Thành phần hồ sơ
* Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì bạn có thể nộp một bộ hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết các yêu cầu của mình. Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về bảo hiểm xã hội. Trân trọng!
Nguyễn Khánh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?