Mẫu Bản luận cứ bảo vệ nguyên đơn trong vụ án dân sự mới nhất? Đương sự trong vụ án dân sự gồm những ai?
Mẫu Bản luận cứ bảo vệ nguyên đơn trong vụ án dân sự mới nhất?
Bản luận cứ bảo vệ là một văn bản pháp lý thể hiện quan điểm pháp lý của người bào chữa sau quá trình tham gia tố tụng, nghiên cứu hồ sơ vụ án, chứng cứ chứng minh và các văn bản pháp lý liên quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình một cách tốt nhất.
Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa quy định cụ thể mẫu Bản luận cứ bảo vệ nguyên đơn trong vụ án dân sự.
Có thể tham khảo Mẫu Bản luận cứ bảo vệ nguyên đơn trong vụ án dân sự dưới đây:
Tải về Mẫu Bản luận cứ bảo vệ nguyên đơn trong vụ án dân sự mới nhất.
Mẫu Bản luận cứ bảo vệ nguyên đơn trong vụ án dân sự mới nhất? Đương sự trong vụ án dân sự gồm những ai? (Hình từ Internet)
Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì có thể khởi kiện lại không?
Tòa án đình chỉ vụ án khi bên khởi kiện rút toàn toàn bộ yêu cầu khởi kiện theo quy định tại quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
...
Theo đó, sau khi Tòa án thụ lý vụ án mà bên khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Tòa án sẽ ra quyết đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:
Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì trong trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì hoàn toàn có quyền khởi kiện lại vụ án dân sự đó.
Đương sự trong vụ án dân sự gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Đương sự trong vụ việc dân sự
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
...
Như vậy, theo quy định thì đương sự trong vụ án dân sự được xác định là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bản luận cứ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?