Mẫu bảng tổng hợp văn bản quy định chi tiết ban hành không kịp thời, không đầy đủ là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền?
Mẫu bảng tổng hợp văn bản quy định chi tiết ban hành không kịp thời, không đầy đủ là mẫu nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 08/2024/TT-BTP có quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục gồm các biểu mẫu sau đây:
a) Biểu mẫu số 1: Bảng tổng hợp văn bản quy định chi tiết ban hành không kịp thời, không đầy đủ.
b) Biểu mẫu số 2: Bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết.
c) Biểu mẫu số 3: Bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính khả thi của văn bản quy định chi tiết.
d) Biểu mẫu số 4: Bảng tổng hợp các nhiệm vụ thực hiện không kịp thời, không đầy đủ.
đ) Biểu mẫu số 5: Bảng tổng hợp các văn bản được ban hành để hướng dẫn áp dụng pháp luật không bảo đảm tính chính xác, thống nhất.
e) Biểu mẫu số 6: Bảng tổng hợp các văn bản áp dụng pháp luật không bảo đảm tính chính xác, thống nhất.
...
Theo đó, Mẫu bảng tổng hợp văn bản quy định chi tiết ban hành không kịp thời, không đầy đủ là Biểu mẫu số 01 được ban hành kèm theo Thông tư 08/2024/TT-BTP quy định như sau:
Tải về Mẫu bảng tổng hợp văn bản quy định chi tiết ban hành không kịp thời, không đầy đủ tại đây.
Mẫu bảng tổng hợp văn bản quy định chi tiết ban hành không kịp thời, không đầy đủ là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách điền Mẫu bảng tổng hợp văn bản quy định chi tiết ban hành không kịp thời, không đầy đủ?
Căn cứ theo Biểu mẫu số 01 được ban hành kèm theo Thông tư 08/2024/TT-BTP ban hành hướng dẫn cách điền Mẫu bảng tổng hợp văn bản quy định chi tiết ban hành không kịp thời, không đầy đủ như sau:
Theo đó:
(1) Chữ viết tắt tên của cơ quan lập Báo cáo.
(2) Tên của cơ quan lập Báo cáo.
- Cột (2): Ghi tên loại văn bản, số, ký hiệu và tên gọi của văn bản được quy định chi tiết.
- Cột (3): Ghi ngày, tháng, năm văn bản được quy định chi tiết có hiệu lực thi hành.
- Cột (4): Liệt kê cụ thể các điều, khoản, điểm giao quy định chi tiết. Ví dụ: Điểm a khoản 2 Điều 3,...
- Cột (5):
+ Nếu đã được ban hành thì ghi tên loại văn bản, số, ký hiệu và tên gọi của văn bản quy định chi tiết.
+ Nếu chưa ban hành thì ghi tên gọi dự kiến của văn bản quy định chi tiết.
- Cột (6):
+ Nếu đã được ban hành thì ghi ngày, tháng, năm văn bản quy định chi tiết có hiệu lực thi hành.
+ Nếu đang trong quá trình soạn thảo thì ghi “Chưa ban hành”.
- Cột (7): Liệt kê cụ thể các điều, khoản, điểm giao nhưng chưa được quy định chi tiết.
- Cột (8): Ghi nguyên nhân hoặc lý do của việc ban hành văn bản quy định chi tiết không kịp thời, không đầy đủ.
- Cột (9): Ghi nội dung giải thích thêm hoặc lý do không điền được thông tin vào các cột trước đó.
Việc thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 59/2012/NĐ-CP có quy định về việc thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật như sau:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp thông tin về tình hình thi hành pháp luật từ báo cáo của các cơ quan nhà nước quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo các nội dung sau đây:
- Số lượng, hình thức và tên văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; số lượng, hình thức và tên văn bản ban hành chậm tiến độ và lý do chậm tiến độ; số lượng văn bản không thống nhất, không đồng bộ và tính khả thi không cao;
- Nội dung, hình thức tập huấn, phổ biến pháp luật đã được thực hiện; thực trạng về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, các điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật;
- Tình hình hướng dẫn áp dụng pháp luật, tình hình áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;
- Tình hình xử lý vi phạm pháp luật.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp.
+ Tổ chức, cá nhân có thể trực tiếp cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật hoặc qua Trang thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
+ Thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp phải được kiểm tra, đối chiếu trước khi sử dụng để đánh giá tình hình thi hành pháp luật.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?