Mẫu Báo cáo đánh giá đột xuất đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác là mẫu nào theo quy định?
- Đánh giá đột xuất là gì? Nội dung đánh giá đột xuất dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác gồm những vấn đề gì?
- Mẫu Báo cáo đánh giá đột xuất đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác là mẫu nào theo quy định?
- Đối tượng nào có trách nhiệm quyết định tổ chức kiểm tra dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác đột xuất?
Đánh giá đột xuất là gì? Nội dung đánh giá đột xuất dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác gồm những vấn đề gì?
Đánh giá đột xuất là gì?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP thì:
Đánh giá đột xuất là đánh giá được thực hiện trong những trường hợp có những vướng mắc, khó khăn, tác động phát sinh ngoài dự kiến trong quá trình thực hiện đầu tư chương trình, dự án.
Ngoài ra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định.
Đánh giá chương trình, dự án đầu tư bao gồm:
- Đánh giá ban đầu,
- Đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn,
- Đánh giá kết thúc,
- Đánh giá tác động và
- Đánh giá đột xuất.
Nội dung đánh giá đột xuất dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác gồm những vấn đề gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 74 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác:
Theo đó, nội dung đánh giá đột xuất dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác gồm những vấn đề sau:
- Sự phù hợp của kết quả thực hiện dự án so với mục tiêu đầu tư;
- Mức độ hoàn thành khối lượng công, việc so với quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
- Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có) và nguyên nhân;
- Ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự kiến đến việc thực hiện dự án, khả năng hoàn thành mục tiêu của dự án;
- Đề xuất và kiến nghị.
Lưu ý về trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác như sau:
- Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư phải đánh giá kết thúc;
- Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất và đánh giá tác động khi cần thiết.
Đánh giá đột xuất là gì? Nội dung đánh giá đột xuất dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác gồm những vấn đề gì? (Hình từ Internet)
Mẫu Báo cáo đánh giá đột xuất đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác là mẫu nào theo quy định?
Mẫu Báo cáo đánh giá đột xuất đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác là Mẫu số 14 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT.
Tải về mẫu Báo cáo đánh giá đột xuất đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác.
Lưu ý: đối với mục 1 về thông tin về dự án trong Báo cáo đánh giá đột xuất đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, phải ghi các nội dung sau:
1. Nhà đầu tư
a) Nhà đầu tư thứ nhất
- Tên nhà đầu tư
- Địa chỉ trụ sở giao dịch chính, số điện thoại, địa chỉ email...
- Số vốn góp, tỷ lệ vốn góp
b) Nhà đầu tư tiếp theo
- Tên nhà đầu tư
- Địa chỉ trụ sở giao dịch chính, số điện thoại, địa chỉ email...
- Số vốn góp, tỷ lệ vốn góp
2. Tổ chức kinh tế (doanh nghiệp dự án)
- Tên doanh nghiệp
- Các thông tin để giao dịch (địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ email...)
- Đăng ký kinh doanh (số, ngày, nơi cấp)
- Thông tin về người đại diện theo pháp luật
- Vốn điều lệ
- Vốn pháp định (nếu có)
3. Dự án đầu tư
- Tên dự án
- Địa điểm thực hiện
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)
- Diện tích đất sử dụng
- Mục tiêu, quy mô
- Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn
- Thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án
- Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có)
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có)
Đối tượng nào có trách nhiệm quyết định tổ chức kiểm tra dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác đột xuất?
Căn cứ tại Điều 69 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về trách nhiệm giám sát dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác:
Trách nhiệm giám sát dự án
1. Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án.
2. Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện ít nhất một lần đối với mỗi dự án.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan đăng ký đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Như vậy, đối tượng có trách nhiệm quyết định tổ chức kiểm tra dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác đột xuất là:
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư,
- Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và
- Cơ quan đăng ký đầu tư
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự án đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?