Mẫu biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong xử phạt vi phạm hành chính về giao thông vận tải được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong xử phạt vi phạm hành chính về giao thông vận tải được quy định như thế nào?
- Biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong xử phạt hành chính giao thông vận tải được được lập khi nào?
- Xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông vận tải được áp dụng cho những đối tượng nào và thời hạn là bao lâu?
Mẫu biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong xử phạt vi phạm hành chính về giao thông vận tải được quy định như thế nào?
Mẫu biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong xử phạt vi phạm hành chính về giao thông vận tải được quy định tại Mẫu MBB02 ban hành kèm theo Thông tư 30/2022/TT-BGTVT như sau:
Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
(3) Ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi lập biên bản.
(4) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(5) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi họ và tên của người lập biên bản.
(7) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức vi phạm hành chính.
(8) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm hành chính.
Tải Mẫu biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong xử phạt vi phạm hành chính về giao thông vận tải: Tại đây.
Mẫu biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong xử phạt vi phạm hành chính về giao thông vận tải
Biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong xử phạt hành chính giao thông vận tải được được lập khi nào?
Căn cứ phần lưu ý tại Mẫu MBB02 ban hành kèm theo Thông tư 30/2022/TT-BGTVT có nội dung như sau:
Mẫu Biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong xử phạt hành chính giao thông vận tải được sử dụng để lập biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ để thi hành hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).
Theo đó, thì đối với hình thức xử phạt vi phạm hành chính giao thông vận tải bằng việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, Thì khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Người có thẩm quyền xử lý sẽ lập biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ và trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông vận tải được áp dụng cho những đối tượng nào và thời hạn là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và khoản 3 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) có quy định như sau:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
...
3. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ.
Theo đó, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Còn về thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là trong khoảng từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian tước; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ.
Thông tư 28/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2023.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử phạt vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?