Mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên mới nhất? Chú ý quan trọng khi viết đơn xin thực tập là gì?
Mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên mới nhất?
Hiện nay, mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên là văn bản quan trọng mà các sinh viên cần chuẩn bị khi muốn ứng tuyển vào một vị trí thực tập tại các doanh nghiệp, tổ chức.
Mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên thường bao gồm thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kỹ năng và nguyện vọng của sinh viên đối với kỳ thực tập. Việc viết một đơn xin thực tập chỉn chu và chuyên nghiệp giúp sinh viên tạo ấn tượng tốt, tăng cơ hội được chấp nhận thực tập và tích lũy kinh nghiệm thực tế, chuẩn bị cho con đường sự nghiệp sau này.
Sinh viên có thể tham khảo các mẫu đơn xin thực tập dưới đây:
>> Mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên (Mẫu số 1): Tải về
>> Mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên (Mẫu số 2): Tải về
Mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên mới nhất? Chú ý quan trọng khi viết đơn xin thực tập là gì? (Hình ảnh Internet)
Chú ý quan trọng khi viết đơn xin thực tập là gì?
Khi viết đơn xin thực tập, sinh viên cần chú ý một số điểm quan trọng để tạo ấn tượng tốt với công ty, doanh nghiệp như sau:
(1) Thông tin cá nhân chính xác
Hãy đảm bảo các thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email được điền đầy đủ và chính xác. Đây là những thông tin để nhà tuyển dụng liên hệ với bạn.
(2) Lý do xin thực tập rõ ràng
Nêu rõ lý do vì sao bản thân muốn thực tập tại công ty đó. Đừng chỉ đơn thuần nói "tôi muốn thực tập" mà hãy thể hiện sự quan tâm thực sự tới lĩnh vực hoạt động của công ty và những gì bản thân mong muốn học hỏi, phát triển.
(3) Trình độ và kỹ năng phù hợp
Mô tả ngắn gọn về trình độ học vấn, chuyên ngành bản thân đang theo học, và các kỹ năng liên quan. Điều này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ khả năng của bạn và bạn có thể đóng góp gì cho công ty trong thời gian thực tập.
(4) Thái độ nghiêm túc và cam kết
Thể hiện thái độ cầu tiến, nghiêm túc trong công việc và sẵn sàng học hỏi. Đặc biệt, hãy cam kết hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và tuân thủ nội quy, văn hóa công ty.
(5) Ngôn ngữ chuyên nghiệp và chính xác
Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, chuyên nghiệp. Tránh sai sót chính tả và ngữ pháp. Đơn xin thực tập là cơ hội đầu tiên để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, do đó cần phải chỉn chu và rõ ràng.
(6) Thời gian thực tập cụ thể
Ghi rõ thời gian bạn muốn thực tập (bắt đầu và kết thúc). Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng sắp xếp và lên kế hoạch cho bạn.
(7) Gửi đến đúng người có thẩm quyền
Đảm bảo gửi đơn xin thực tập đến đúng người, phòng ban có thẩm quyền để đơn của bạn được xét duyệt nhanh chóng.
Thực tập sinh có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian thực tập không?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Theo quy định trên không đề cập đến việc thực tập sinh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Hợp đồng thực tập không phải là hợp đồng lao động thuộc điều chỉnh của Bộ luật Lao động 2019, do đó, trong nội dung hợp đồng thực tập không cần quy định điều khoản về bảo hiểm xã hội nên doanh nghiệp cũng không có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho sinh viên thực tập Luật trong thời gian thực tập.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mẫu đơn xin thực tập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?