Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99?
- Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thế nào?
- Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có thể đồng thời là sổ giấy và sổ điện tử không?
Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99?
Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là Mẫu số 08a được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP có dạng như sau:
Tải về Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thế nào?
Cách ghi Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được hướng dẫn tại Mẫu số 08a Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:
(1) Ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ.
(2) Thông tin ghi vào Sổ đăng ký này phải thống nhất với thông tin trên Phiếu yêu cầu đăng ký. Sổ đăng ký này cũng được sử dụng để đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất mà pháp luật không quy định phải đăng ký sở hữu và cũng chưa được đăng ký sở hữu theo yêu cầu.
(3) Ghi số thứ tự vào Sổ đăng ký.
(4) Thời điểm thông tin được ghi, cập nhật vào sổ này.
(5) Ghi mã số hồ sơ đăng ký tương ứng với mỗi Phiếu yêu cầu đăng ký cho từng trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký, đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm và chuyển tiếp đăng ký thế chấp.
(6) Ghi mã số hồ sơ đăng ký lần đầu đối với một hợp đồng thế chấp có liên quan đến mỗi hồ sơ đăng ký nêu ở cột 4. Đối với trường hợp đăng ký thế chấp lần đầu thì mã số ghi ở cột 4 và cột 5 trùng nhau. Mã số của bộ hồ sơ thế chấp lấy theo mã số hồ sơ đăng ký lần đầu.
(7) Dành cho nhân viên của cơ quan đăng ký ký tên sau khi ghi đầy đủ thông tin vào Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
(8) Dành cho nhân viên của cơ quan đăng ký ghi chú nội dung cần thiết khác không thể hiện ở các cột tương ứng để làm rõ hơn thông tin ở các cột này (ví dụ: ghi chú trường hợp đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm).
(9) Ghi tên loại tài sản thế chấp.
(10) Ghi vị trí và địa chỉ của tài sản thế chấp.
Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp? (Hình từ Internet)
Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có thể đồng thời là sổ giấy và sổ điện tử không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và của người khác đối với bên nhận bảo đảm (sau đây gọi là đăng ký).
2. Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký hoặc cơ quan khác có thẩm quyền quy định tại Nghị định này cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc là việc cơ quan khác có thẩm quyền, người có thẩm quyền cung cấp thông tin liên quan đến tài sản cho cơ quan đăng ký.
3. Sổ đăng ký là sổ được cơ quan đăng ký dùng để ghi, cập nhật nội dung đăng ký. Sổ đăng ký có thể là sổ giấy, sổ điện tử hoặc đồng thời là sổ giấy và sổ điện tử, bao gồm:
a) Sổ địa chính, Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu bay;
c) Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu biển;
d) Sổ theo quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên biển đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản, tài sản gắn liền với khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản (sau đây gọi là quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển).
4. Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm là tập hợp dữ liệu về biện pháp bảo đảm đã được đăng ký và được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý thông qua phương tiện điện tử (sau đây gọi là Cơ sở dữ liệu).
5. Hồ sơ đăng ký hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ Phiếu yêu cầu đăng ký hợp lệ và giấy tờ khác thuộc thành phần hồ sơ theo quy định của Nghị định này.
6. Phiếu yêu cầu đăng ký hợp lệ là phiếu được kê khai đầy đủ và đúng các nội dung phải kê khai theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (sau đây gọi là Phụ lục).
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có thể đồng thời là sổ giấy và sổ điện tử.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thế chấp tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?
- Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?