Mega Livestream là gì? Trong phiên Mega Livestream được giảm giá sản phẩm tối đa bao nhiêu phần trăm?
Mega Livestream là gì?
Mega Livestream hay Megalive (buổi phát sóng lớn) có nghĩa là phát sóng livestream đồng thời các chương trình trên đa nền tảng với quy mô lớn trên nền tảng digital.
Mega livestream thường xuất hiện trong các buổi livestream bán hàng quy mô lớn, có sự tham gia của nhiều ngôi sao, influencers và các thương hiệu nổi tiếng. Dù chưa phổ biến rộng rãi tại Việt Nam nhưng đây đang dần trở thành xu hướng chủ đạo trong lĩnh vực livestream bán hàng.
Mega livestream thường được triển khai trên các nền tảng lớn như trang web của các báo điện tử, fanpage của KOLs và thương hiệu, cùng các mạng xã hội và ứng dụng livestream như Facebook, Lotus, TikTok, YouTube,… tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ và khả năng tiếp cận cực kỳ rộng rãi trong thời gian ngắn.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Megalive là gì? Trong phiên megalive được giảm giá sản phẩm bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)
Trong phiên Mega Livestream được giảm giá sản phẩm tối đa bao nhiêu phần trăm?
Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại được căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP như sau:
- Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
- Trong các trường hợp tổ chức chương trình khuyến mại tập trung theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%.
Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trong đó, tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 1 Nghị đinh 128/2024/NĐ-CP quy định về chương trình khuyến mại tập trung như sau:
Chương trình khuyến mại tập trung theo quy định tại Khoản 4 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) ban hành quyết định tổ chức thực hiện chương trình khuyến mại tập trung nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của quốc gia, của địa phương. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung. Mọi thương nhân đều được quyền tham gia vào các chương trình;
b) Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động, gồm:
- Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch;
- Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng theo quy định của pháp luật lao động.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho:
+ Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;
+ Hàng thực phẩm tươi sống;
+ Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50%, trừ các trường hợp pháp luật đã quy định trên.
Hàng hóa, dịch vụ nào được khuyến mại theo quy định hiện nay?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về hàng hóa, dịch vụ nào được khuyến mại, dùng để khuyến mại như sau:
Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại
Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các quy định cụ thể sau:
1. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật.
3. Tiền có thể được sử dụng như hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trừ các trường hợp khuyến mại theo quy định tại các Điều 8, Điều 10, Điều 11 Nghị định này.
Như vậy, hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình khuyến mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?
- Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?