Ngày 28 tháng 11 hàng năm được lấy là Ngày Lâm nghiệp Việt Nam? Tổ chức ngày này phải thực hiện được nội dung, yêu cầu gì?
Ngày 28 tháng 11 hàng năm được lấy là Ngày Lâm nghiệp Việt Nam đúng không?
Ngày Lâm nghiệp Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 380-TTg năm 1995 như sau:
Hàng năm, bắt đầu từ năm 1995, lấy ngày 28 tháng 11 là "Ngày Lâm nghiệp Việt Nam".
Như vậy, lấy ngày 28 tháng 11 hàng năm là "Ngày Lâm nghiệp Việt Nam".
Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản (theo khoản 1 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 giải thích).
Việc lấy ngày 28 tháng 11 hàng năm là "Ngày Lâm nghiệp Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ quyết định bắt đầu từ năm 1995.
Ngày Lâm nghiệp Việt Nam 28 tháng 11 (Hình từ Internet)
Việc tổ chức Ngày Lâm nghiệp Việt Nam 28 tháng 11 hàng năm phải thực hiện được các nội dung, yêu cầu gì?
Việc tổ chức Ngày Lâm nghiệp Việt Nam 28 tháng 11 hàng năm phải thực hiện được các nội dung, yêu cầu theo quy định tại Điều 2 Quyết định 380-TTg năm 1995 dưới đây:
- Giáo dục ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường trong toàn dân; tình cảm yêu ngành nghề, yêu quê hương, đất nước trong cán bộ, công nhân viên và lao động lâm nghiệp.
- Động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển rừng với năng suất, chất lượng cao; sử dụng tài nguyên rừng hợp lý, tiết kiệm.
- Vận động, tổ chức các ngành, các đoàn thể, các giới có những hoạt động cụ thể, những công trình, những việc có ích để báo công dâng Bác; biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt, địa phương và đơn vị tốt.
- Việc tổ chức Ngày Lâm nghiệp Việt Nam hàng năm phải thiết thực, có hiệu quả, không phô trương, lãng phí, bảo đảm đạt được nội dung, yêu cầu nói trên.
Cơ quan nào là đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp?
Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp;
b) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về lâm nghiệp;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý rừng, chế độ quản lý, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
d) Trình Thủ tướng Chính phủ thành lập khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh;
đ) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm lâm;
e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan quản lý, bảo vệ rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học trong các loại rừng;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và lập hồ sơ quản lý rừng; lập và quản lý cơ sở dữ liệu rừng;
h) Tổ chức phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
i) Xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia, vườn thực vật quốc gia;
k) Quản lý, tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng;
l) Quản lý hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, định giá rừng;
m) Quản lý hoạt động chế biến và thương mại lâm sản theo quy định của pháp luật;
n) Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về lâm nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lâm nghiệp;
o) Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về lâm nghiệp; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp;
р) Đầu mối hợp tác quốc tế về lâm nghiệp;
q) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
Theo quy định trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp, và có trách nhiệm sau đây:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp;
- Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về lâm nghiệp;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý rừng, chế độ quản lý, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Trình Thủ tướng Chính phủ thành lập khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh;
- Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm lâm;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan quản lý, bảo vệ rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học trong các loại rừng;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và lập hồ sơ quản lý rừng; lập và quản lý cơ sở dữ liệu rừng;
- Tổ chức phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
- Xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia, vườn thực vật quốc gia;
- Quản lý, tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Quản lý hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, định giá rừng;
- Quản lý hoạt động chế biến và thương mại lâm sản theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về lâm nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lâm nghiệp;
- Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về lâm nghiệp; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp;
- Đầu mối hợp tác quốc tế về lâm nghiệp;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngày Lâm nghiệp Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?
- Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? Giao dịch trái phiếu được thanh toán qua hệ thống theo phương thức nào?
- Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên mấy lần? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?