Nghị quyết 62/2022/QH15: Phấn đấu vào năm 2025 có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên?

Xin chào! Không biết rằng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có được Nhà nước đề ra hướng giải quyết nào không tại hoạt động chất vấn vừa diễn ra? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn.

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV quy định việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ cụ thể như sau:

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; lấy người nông dân là chủ thể và trung tâm. Xây dựng chương trình hành động với các chiến lược, kế hoạch, đề án, giải pháp cụ thể để triển khai có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; triển khai có hiệu quả các nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, gắn an ninh lương thực với an ninh nguồn nước, bảo vệ, làm giàu đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, chế biến, bảo quản nông sản, đáp ứng nhu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phấn đấu thực hiện từng bước đưa Việt Nam thành một trong những nước có nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Nghị quyết 62/2022/QH15: Phấn đấu vào năm 2025 có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên?

Nghị quyết 62/2022/QH15: Phấn đấu vào năm 2025 có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên?

Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã?

Đối với quy định về triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã thì tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV quy định như sau:

Xây dựng và quyết liệt triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã. Khẩn trương chuẩn bị hồ sơ dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4. Đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, chú trọng phát triển quy mô thành viên và tăng nhanh tỷ trọng hợp tác xã hoạt động có hiệu quả; phấn đấu đến hết năm 2025, có 25.000 hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp. Tổ chức sản xuất, liên kết thị trường theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp, trong đó chú trọng phát huy vai trò của các hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị. Tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả và phát huy vai trò của hệ thống thương nhân tại cơ sở, bảo đảm hài hòa lợi ích các bên trong tham gia chuỗi giá trị về nông sản. Củng cố, tổ chức lại hệ thống cung ứng và phân phối sản phẩm nông nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử. Nâng cao năng lực chế biến, bảo quản nông sản, tăng cường chế biến sâu. Thực hiện các giải pháp đột phá để gia tăng giá trị kinh tế nông nghiệp; chú trọng đẩy mạnh xây dựng các trung tâm logistics nông sản, hệ thống kho lạnh gắn với vùng nguyên liệu tập trung, vùng xuất khẩu nông sản có chỉ dẫn địa lý. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng và triển khai đề án chuyển mạnh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch và các đề án cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang các thị trường trọng điểm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu kết hợp với phát triển thị trường trong nước.

Phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên?

Việc phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên dã được Quốc Hội nhắc tới tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV cụ thể như sau:

Nâng cao năng lực dự báo, xác định nhu cầu thị trường, thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất hàng hóa theo nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh và nhóm sản phẩm chủ lực địa phương - OCOP; phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Xây dựng, khẩn trương thực hiện đề án tạo dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam.

Đánh giá chính xác tình hình thế giới và nhu cầu trong nước, cân đối, điều tiết xuất nhập khẩu vật tư đầu vào. Không để xảy ra tình trạng thiếu chủ động về giống và vật tư nông nghiệp. Tăng cường sử dụng sản phẩm nông nghiệp trong nước và phụ phẩm chế biến để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu; khuyến khích sản xuất, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng có sản phẩm trọng điểm của sản xuất nông nghiệp. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, minh bạch về giá, chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thủy sản; xử lý nghiêm các vi phạm.

Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; bố trí, cân đối nguồn lực để thực hiện các chính sách đã được ban hành. Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách và giải pháp đồng bộ thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh nông - lâm - thủy sản phục hồi, phát triển sau dịch COVID-19 và tiếp cận xu thế chuyển đổi sang nền nông nghiệp xanh, tuần hoàn, sinh thái.

Tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa mạnh mẽ thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; cắt giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành, rút ngắn thời gian kiểm tra, tăng cường quản lý rủi ro, không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp trong các khâu cấp phép, kiểm dịch thực vật và động vật; phấn đấu đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% thủ tục quy định, 20% chi phí tuân thủ.

Khẩn trương xây dựng hệ thống dữ liệu ngành nông nghiệp; khuyến khích số hóa, tích hợp, chuẩn hóa các quy trình sản xuất; nâng cao trình độ, năng lực của nông dân trong việc tiếp cận công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh nông sản. Tổng kết, đánh giá các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ đã triển khai và tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, làm chủ và phát triển ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích đầu tư, ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong nông nghiệp; đơn giản hóa trình tự, thủ tục thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Hoàn thiện chính sách xây dựng và triển khai các đề án, thúc đẩy nghiên cứu đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp, ươm tạo và chuyển giao công nghệ phục vụ trong sản xuất nông nghiệp.

Nghị quyết 62/2022/QH15 có hiệu lực từ 31/7/2022.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động chất vấn

Nguyễn Khánh Huyền

Hoạt động chất vấn
Nghị quyết 62
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động chất vấn có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào