Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành được cộng bao nhiêu điểm khi thi công chức? Khi tập sự có được hưởng nguyên lương của ngạch tuyển dụng không?
Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành được cộng bao nhiêu điểm khi thi công chức?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 32/2013/NĐ-CP người làm công tác cơ yêu chuyển ngành được hưởng các quyền lợi sau:
Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu chuyển ngành
1. Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị của Nhà nước) được hưởng quyền lợi như sau:
...
c) Được ưu tiên cộng thêm điểm vào kết quả tuyển dụng khi thi tuyển hoặc xét tuyển công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước;
...
Theo đó, số điểm được cộng của người làm công tác cơ yếu khi thi công chức được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP như sau:
Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân theo quy định của cấp có thẩm quyền: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
Như vậy, theo các quy định trên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành được ưu tiên trong tuyển dụng công chức và được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2 về phần thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.
Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành được cộng bao nhiêu điểm khi thi công chức? (Hình từ Internet)
Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành khi tập sự có được hưởng nguyên lương của ngạch tuyển dụng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì các đối tượng được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng bao gồm:
Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
...
2. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;
c) Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
...
Như vậy, theo quy định trên người làm công tác cơ yếu chuyển ngành là đối tượng được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Để trở thành người làm công tác cơ yếu phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?
Theo quy định tại Điều 26 Luật Cơ yếu 2011 về tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu như sau
Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;
c) Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
d) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.
2. Người làm công tác cơ yếu khi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều này thì không được tiếp tục làm công tác cơ yếu. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, người sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để trở thành người làm công tác cơ yếu thì cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu;
- Sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;
- Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
- Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người làm công tác cơ yếu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?