Người lao động cao tuổi có được tham gia công đoàn hay không? Những đối tượng nào được gia nhập tổ chức công đoàn?
Bao nhiêu tuổi thì được xem là người lao động cao tuổi?
Theo Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động cao tuổi như sau:
"Điều 148. Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực."
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động được xác định như sau:
"2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ."
Như vậy, sau độ tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì được xem là người lao động cao tuổi.
Đối tượng được tham gia công đoàn?
Người lao động cao tuổi có được tham gia công đoàn hay không?
Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có quy định cụ về các đối tượng được tham gia công đoàn như sau:
"3.1. Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam
Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:
a. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
b. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
c. Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
d. Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.
đ. Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài."
Như vậy, theo quy định nêu trên, người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc đối tượng được gia nhập vào tổ chức công đoàn. Pháp luật không giới hạn trong độ tuổi bao nhiêu thì không được tham gia vào công đoàn nữa. Do đó, người lao động cao tuổi vẫn có quyền tham gia vào tổ chức công đoàn bạn nhé.
Những đối tượng nào không được tham gia công đoàn theo quy định hiện nay?
Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020, những đối tượng sau đây thì sẽ không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam:
"3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam
a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
b. Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;
đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;"
Như vậy, người lao động cao tuổi cũng không thuộc các trường hợp không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam, do đó nếu người lao động cao tuổi của công ty bạn có nguyện vọng gia nhập thì họ vẫn được kết nạp.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người lao động cao tuổi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?