Người lao động đi trễ về sớm vẫn được nhận nguyên lương trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Khi trả lương công ty có phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động không?
Tại Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc trả lương như sau:
"Điều 95. Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)."
Theo đó, mỗi lần trả lương thì công ty phải đều phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động.
Trường hợp nào người lao động đi trễ về sớm vẫn được trả nguyên lương?
Người lao động đi trễ về sớm vẫn được nhận nguyên lương trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc bảo vệ thai sản như sau:
"Điều 137. Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Như vậy, theo quy định nêu trên, đối với các trường hợp sau đây thì người lao động có thể đi trễ về sớm mà vẫn được hưởng đủ lương:
- Lao động nữ đang trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vì đối với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Do đó, lao động nữ có con dưới 12 tháng tuổi có thể đi muộn, hoặc về sớm với điều kiện tổng cộng thời gian đi sớm về muộn là 60 phút.
- Lao động nữ trong thời gian hành kinh. Đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh thì sẽ được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Do đó, trong thời gian hành kinh thì lao động nữ sẽ được đi muộn hoặc về sớm nhưng phải đảm bảo tổng thời gian này không quá 30 phút so với thời giờ làm việc. Điều này giúp cho người lao động nữ có thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe của mình trong ngày “đèn đỏ”. Tuy nhiên, trên thực tế thì vẫn khó áp dụng điều này vì người lao động thường e ngại và không thông báo cho công ty biết thời gian hành kinh để xin nghỉ vì lý do này.
- Trường hợp khác theo thỏa thuận với người sử dụng lao động: Thực tế, có nhiều trường hợp khác người lao động vẫn có thể đi muộn, về sớm mà vẫn hưởng nguyên lương. Ví dụ như trường hợp bị ốm, có việc riêng đột xuất, hoặc trường hợp khác (tắc đường, thủng lốp xe,...). Trường hợp này nếu người lao động xin phép người sử dụng lao động được đi làm muộn hoặc về sớm mà được người sử dụng lao động đồng ý thì họ vẫn được hưởng nguyên lương của ngày làm việc đó.
Công ty khi trả lương cho người lao động cần phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc nào?
Theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương cụ thể như sau:
"Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định."
Trên đây là một số tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc trả lương cho người lao động mà bạn đang quan tâm. Trân trọng!
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?