Người lao động đi xuất khẩu lao động có được phép đóng bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi không?
Người lao động đi xuất khẩu lao động có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Người lao động đi xuất khẩu lao động có cần phải đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
…
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
…
Ngoài ra, theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 về quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
…
g) Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
…
Như vậy, dựa theo các quy định trên, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo diện hợp đồng xuất khẩu lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Người lao động chỉ cần đóng một lần tại Việt Nam hoặc ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó có ký kết hiệp định bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Người lao động đi xuất khẩu lao động có được phép đóng bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi không? (Hình từ Internet)
Người lao động đi xuất khẩu lao động có được phép đóng bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi không?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội của người xuất khẩu lao động như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
…
2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
…
b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
Theo đó thì người lao động đi xuất khẩu lao động hoàn toàn có thể đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc có thể đóng trước một lần toàn bộ theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người đi xuất khẩu lao động đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người đi xuất khẩu lao động được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
…
Như vậy, đối với người lao động đi xuất khẩu lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% của 02 mức lương cơ sở.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất khẩu lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?
- Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? Giao dịch trái phiếu được thanh toán qua hệ thống theo phương thức nào?
- Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên mấy lần? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?