Nhà nước có chính sách gì về hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp? Quy định pháp luật về xuất nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào?
Nhà nước có chính sách gì về hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp?
Tại Điều 5 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định chính sách của Nhà nước về hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
- Nhà nước đầu tư các hoạt động sau đây:
+ Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giống cây trồng lâm nghiệp;
+ Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp;
+ Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.
- Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
+ Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;
+ Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hoạt động chứng nhận giống cây trồng trồng lâm nghiệp;
+ Lưu giữ, sản xuất và cung ứng giống gốc cây trồng lâm nghiệp; phục tráng giống gốc; sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp đặc sản, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; duy trì cây đầu dòng; bảo vệ và phát triển vườn cây đầu dòng, rừng giống, vườn giống; nhập khẩu giống mới, chuyển nhượng bản quyền đối với giống cây trồng lâm nghiệp;
+ Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:
+ Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động liên quan đến giống cây trồng lâm nghiệp;
+ Tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Bảo hiểm về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, ngoài ngân sách nhà nước (tín dụng; của các tổ chức cá nhân; hỗ trợ quốc tế,...) theo quy định của pháp luật.
Chính sách nhà nước về hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp
Xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp được quy định như thế nào?
Tại Điều 25 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
- Việc xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
- Giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận được xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
- Giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận được xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 05/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản chính lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị xuất khẩu (mỗi giống chỉ nộp một lần khi xuất khẩu lần đầu) theo Mẫu số 07/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Ngoài giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân phải kèm theo một trong các tài liệu sau đây:
Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế;
Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.
- Trình tự thực hiện
+ Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện.
Trường hợp nộp qua môi trường điện tử hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 08/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép xuất khẩu không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.
- Trường hợp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bị mất, bị hỏng, tổ chức, cá nhân được cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo trình tự, thủ tục như sau:
+ Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 06/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp được quy định như thế nào?
Tại Điều 26 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
- Việc nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
- Giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận được nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
- Giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận không thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật được nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, trồng thử nghiệm, làm cây cảnh, cây bóng mát, hợp tác quốc tế, làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 05/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản chính lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị nhập khẩu (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 07/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Ngoài giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân phải kèm theo một trong các giấy tờ sau đây:
Bản chính hoặc bản sao thiết kế kỹ thuật trồng khảo nghiệm, thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp đối với trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, trồng thử nghiệm;
Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp nhập khẩu theo thỏa thuận hợp tác;
Bản chính hoặc bản sao Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp để tham gia hội chợ, triển lãm;
Bản sao Giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp để làm quà tặng;
Bản sao văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nhập khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.
- Trình tự thực hiện
+ Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện;
Trường hợp nộp qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 08/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.
- Trường hợp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bị mất, bị hỏng, tổ chức, cá nhân được cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo trình tự, thủ tục như sau:
+ Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 06/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lê Trần Quang Nhật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giống cây trồng lâm nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?