Nhà xuất khẩu hàng hóa sẽ được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E giáp lưng nếu đáp ứng được điều kiện gì?
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E giáp lưng là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 12/2019/TT-BCT định nghĩa về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E giáp mẫu lưng (C/O mẫu E) như sau:
Giải thích từ ngữ
Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây hiểu như sau:
...
12. Yếu tố trung gian là hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra hoặc giám định hàng hóa khác nhưng không cấu thành nên hàng hóa đó.
13. Hàng hóa không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư này hoặc hàng hóa, nguyên liệu không xác định được xuất xứ.
14. C/O giáp lưng mẫu E là C/O do Nước thành viên xuất khẩu trung gian cấp dựa trên C/O mẫu E gốc của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên nhằm chứng minh xuất xứ của hàng hóa có liên quan.
15. Nhà xuất khẩu là thể nhân hoặc pháp nhân có trụ sở tại lãnh thổ của một Nước thành viên nơi hàng hóa được xuất khẩu bởi người đó.
16. Nhà nhập khẩu là thể nhân hoặc pháp nhân có trụ sở tại lãnh thổ của một Nước thành viên nơi hàng hóa được nhập khẩu bởi người đó.
Theo quy định trên thì Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E giáp lưng là giấy chứng nhận do Nước thành viên xuất khẩu trung gian cấp dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E gốc của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên nhằm chứng minh xuất xứ của hàng hóa có liên quan.
Nhà xuất khẩu hàng hóa sẽ được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E giáp lưng nếu đáp ứng được điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Nhà xuất khẩu hàng hóa sẽ được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E giáp lưng nếu đáp ứng được điều kiện gì?
Theo Điều 22 Thông tư 12/2019/TT-BCT thì cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Nước thành viên trung gian có thể cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E giáp lưng (C/O mẫu E) theo đề nghị của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đang được vận chuyển qua lãnh thổ của Nước thành viên đó, với điều kiện:
(1) Nhà nhập khẩu phải đồng thời là nhà xuất khẩu nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E giáp lưng tại Nước thành viên trung gian;
(2) Người nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E giáp lưng xuất trình bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp;
(3) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E giáp lưng bao gồm một số thông tin như ngày cấp, số tham chiếu và tên cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên. Trị giá hóa đơn là trị giá hóa đơn của hàng hóa xuất khẩu từ Nước thành viên trung gian;
(4) Tổng số lượng hàng hóa ghi trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E giáp lưng không vượt quá tổng số lượng hàng hóa ghi trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E do Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp.
Thủ tục kiểm tra hàng hóa được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E giáp lưng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 12/2019/TT-BCT quy định về thủ tục kiểm tra hàng hóa được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E giáp lưng như sau:
C/O mẫu E giáp lưng
...
2. Ngày hết hạn hiệu lực của C/O mẫu E giáp lưng là ngày hết hạn hiệu lực của C/O mẫu E do Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp.
3. Hàng hóa tái xuất được cấp C/O mẫu E giáp lưng phải nằm trong khu vực kiểm soát của cơ quan hải quan Nước thành viên trung gian như khu phi thuế quan. Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, chế biến nào khác tại Nước thành viên trung gian, ngoại trừ việc đóng gói lại và các hoạt động hậu cần theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
4. Thủ tục kiểm tra hàng hóa được cấp C/O mẫu E giáp lưng thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư này.
...
Như vậy, thủ tục kiểm tra hàng hóa được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E giáp lưng được thực hiện theo Điều 28 Thông tư 12/2019/TT-BTC, cụ thể như sau:
(1) Đề nghị kiểm tra phải làm bằng văn bản, gửi kèm bản sao của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E có liên quan và nêu rõ lý do cũng như bất cứ thông tin bổ sung nào cho thấy các chi tiết trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa này có thể không chính xác, trừ trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên;
(2) Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu có thể trì hoãn việc cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khi chờ kết quả kiểm tra.
Tuy nhiên, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu có thể áp dụng các thủ tục hành chính cần thiết bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu cao hơn hoặc yêu cầu nhà nhập khẩu đặt cọc một số tiền tương ứng và cho phép thông quan hàng hóa, với điều kiện hàng hóa này không thuộc diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ về gian lận xuất xứ;
(3) Cơ quan hải quan hoặc cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Nước thành viên xuất khẩu phản hồi ngay về việc nhận được đề nghị kiểm tra và có ý kiến trả lời không muộn hơn 90 ngày sau ngày nhận được đề nghị kiểm tra.
Trường hợp không trả lời được trong thời hạn này, cơ quan hải quan hoặc cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Nước thành viên xuất khẩu có thể đề nghị bằng văn bản về việc gia hạn thêm 90 ngày nữa với điều kiện việc đề nghị gia hạn được thực hiện trong thời hạn 90 ngày đầu tiên.
Lưu ý: Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết chỉ áp dụng để quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là ACFTA).
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?