Những chính sách mới về nhà ở, bất động sản sẽ có hiệu lực trong tháng 8 năm 2022? Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ 40 triệu đồng để xây dựng nhà mới?
Hỗ trợ 40 triệu đồng để xây mới nhà mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định như sau:
“Điều 7: Thực hiện hỗ trợ nhà ở
1. Thiết kế mẫu nhà ở
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương (kèm theo dự toán kinh phí, dự trù vật liệu chủ yếu);
b) Các địa phương tổ chức giới thiệu các mẫu thiết kế để người dân tham khảo, lựa chọn. Tôn trọng nguyện vọng của người dân, không bắt buộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng nhà ở theo thiết kế mẫu;
c) Tùy theo điều kiện cụ thể, người dân có thể xây dựng theo kinh nghiệm, truyền thống, phù hợp với điều kiện kinh tế, sinh hoạt của gia đình, nhưng phải đảm bảo tiêu chí tối thiểu về diện tích, chất lượng theo quy định.
2. Tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở
a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở ký cam kết xây mới hoặc sửa chữa nhà ở và đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị cung ứng vật liệu để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở (nếu có nhu cầu), đề xuất lựa chọn mẫu nhà, phương thức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở (theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này);
b) Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) không có khả năng tự xây mới hoặc sửa chữa nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận để thống nhất phân công các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho các đối tượng này;
c) Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã khi hoàn thành các phần việc theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ xây dựng nhà ở mới, hoàn thành từ 30% khối lượng công việc trở lên đối với những hộ sửa chữa nhà ở hiện có) hoặc hoàn thành toàn bộ công trình để tổ chức nghiệm thu làm cơ sở thực hiện giải ngân vốn hỗ trợ;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, giám sát và giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong quá trình xây mới hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo tiến độ và chất lượng; lập biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng (theo mẫu tại Phụ lục III và Phụ lục IV kèm theo Thông tư này).
3. Định mức hỗ trợ và giải ngân vốn hỗ trợ
a) Nhà xây mới 40 triệu đồng/hộ; sửa chữa nhà 20 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương;
b) Cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí nguồn ngân sách trung ương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”
Theo đó thì trong thời gian tới thì mỗi hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ trợ chi phí xây nhà mới là 40 triệu đồng, sửa chữa nhà là 20 triệu đồng.
Thông tư 01/2022/TT-BXD sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8/2022.
Nhà ở hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phải có diện tích tổi thiểu là 30m2?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định như sau:
“Điều 4: Yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ
1. Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.
2. Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:
a) “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, bê tông cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ;
b) “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc;
c) “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói. Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ...) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tông cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc;
Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng. Ủy ban nhân dân các tỉnh (hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng) quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.”
Như vậy, sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa thì nhà ở hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phải có diện tích từ 30m2 trở lên.
Thông tư 01/2022/TT-BXD sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8/2022.
Những chính sách mới về nhà ở, bất động sản sẽ có hiệu lực trong tháng 8 năm 2022? Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ 40 triệu đồng để xây dựng nhà mới? (Hình từ internet)
Những cách khai thác và sử dụng thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trong thời gian tới?
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 44/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 24. Khai thác và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
1. Việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản phải tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và các pháp luật khác có liên quan.
2. Các hình thức khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản gồm:
a) Qua Cổng thông tin của hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản (http://www.batdongsan.xaydung.gov.vn); Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng;
b) Thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu;
c) Bằng hợp đồng giữa cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản và bên khai thác, sử dụng dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật.
…
5. Các đối tượng quy định tại điểm c khoản 3 Điều này khi có nhu cầu sử dụng thông tin phải nộp kinh phí khai thác sử dụng thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định.
Số tiền thu được từ dịch vụ cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.”
Theo đó thì từ ngày 15/8/2022 sẽ chỉ còn 03 cách để khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản là thông qua cổng thông tin hoặc thông qua phiếu yêu cầu, văn bản hoặc bằng hợp đồng giữa cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản và bên khai thác, sử dụng thông tin.
Theo quy định hiện tại thì sẽ có đến 05 cách khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản theo khoản 1 Điều 18 gồm:
- Qua mạng internet;
- Qua trang thông tin điện tử do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản quy định;
- Qua mạng chuyên dùng;
- Thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu;
- Bằng hợp đồng giữa cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản và bên khai thác, sử dụng dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật.
Nghị định 44/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8/2022.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chính sách mới có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?