Những nội dung không được yêu cầu trong hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế cạnh tranh đối với tất cả các gói thầu?
Những nội dung không được yêu cầu trong hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế cạnh tranh đối với tất cả các gói thầu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Đấu thầu 2023 thì hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Dẫn chiếu đến khoản 8 Điều 4 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT có quy định:
Áp dụng các Mẫu hồ sơ và Phụ lục
...
8. Phụ lục:
...
l) Phụ lục 8: Một số hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu.
...
Theo đó, tại Phụ lục 8 ban hành kèm Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT có nêu một số nội dung của hồ sơ mời thầu (E-HSMT) dẫn đến hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Đấu thầu 2023 đối với tất cả các gói thầu gồm:
- Quy định về số lượng nhân sự chủ chốt và thiết bị thi công, thiết bị chủ yếu quá mức cần thiết để thực hiện gói thầu;
- Quy định nhà thầu phải có xác nhận tham gia hội nghị tiền đấu thầu hoặc yêu cầu chứng minh việc đã tham gia hội nghị tiền đấu thầu;
- Quy định năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu cao hơn mức yêu cầu của gói thầu;
- Quy định hợp đồng tương tự là hợp đồng đã thực hiện trên một địa bàn cụ thể hoặc là công trình tương tự của một đơn vị cụ thể hoặc phải ký với cơ quan nhà nước;
- Quy định nhân sự thực hiện gói thầu phải được đóng bảo hiểm xã hội, phải là nhân sự đang ký hợp đồng lao động với nhà thầu; yêu cầu về thiết bị thi công chủ yếu, thiết bị cần thiết cho gói thầu phải thuộc sở hữu của nhà thầu mà không được đi thuê;
- Quy định các tiêu chí mà pháp luật quản lý ngành không yêu cầu như: giấy phép hành nghề, giấy xác nhận đối tác và các yêu cầu về chứng chỉ, chứng nhận mà pháp luật quản lý ngành không quy định (Ví dụ: gói thầu chỉnh lý tài liệu yêu cầu nhân sự phải là lưu trữ viên hoặc lưu trữ viên chính);
- Quy định nhân sự chủ chốt được kê khai trong E-HSDT phải đến phỏng vấn trực tiếp trong quá trình đánh giá E-HSDT.
- Các nội dung khác tương tự dẫn đến hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Đấu thầu 2023
Những nội dung không được yêu cầu trong hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế cạnh tranh đối với tất cả các gói thầu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ mời thầu có quy định nội dung hạn chế cạnh tranh thì sẽ bị vô hiệu đúng không?
Căn cứ Điều 44 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu
...
2. Hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ. Trường hợp gói thầu thuộc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 và đáp ứng đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thì hồ sơ mời thầu được quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa.
3. Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
4. Trường hợp hồ sơ mời thầu có các nội dung vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này thì các nội dung này sẽ bị coi là vô hiệu, không phải là căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu.
Đối chiếu với quy định trên, trường hợp hồ sơ mời thầu có quy định nội dung hạn chế cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau thì những nội dung này sẽ bị coi là vô hiệu, không phải là căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu.
Hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Đấu thầu 2023 thì hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
(1) Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có);
(2) Bảng dữ liệu đấu thầu;
(3) Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng.
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt;
(4) Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
(5) Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật, điều khoản tham chiếu;
(6) Điều kiện và biểu mẫu hợp đồng;
(7) Các hồ sơ, bản vẽ và nội dung khác (nếu có).
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ sơ mời thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?