Phải chỉnh lý bản đồ địa chính khi thay đổi thông tin nào của thửa đất? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là căn cứ chỉnh lý bản đồ địa chính?
Phải chỉnh lý bản đồ địa chính khi thay đổi thông tin nào của thửa đất?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chỉnh lý bản đồ địa chính
1. Bản đồ địa chính được chỉnh lý khi thửa đất và các yếu tố khác liên quan đến nội dung bản đồ địa chính quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này có thay đổi.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 101/2024/NĐ-CP:
Nội dung và hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính
1. Nội dung chính của bản đồ địa chính gồm:
a) Thửa đất: Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
b) Các yếu tố khác liên quan đến nội dung bản đồ địa chính bao gồm: Khung bản đồ; điểm khống chế tọa độ, độ cao; mốc địa giới và đường địa giới đơn vị hành chính các cấp; các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; nhà ở và công trình xây dựng khác; địa vật, công trình có ý nghĩa định hướng cao; mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật; ghi chú thuyết minh; dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có).
...
Như vậy, phải chỉnh lý bản đồ địa chính khi thay đổi ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất.
Phải chỉnh lý bản đồ địa chính khi thay đổi thông tin nào của thửa đất? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là căn cứ chỉnh lý bản đồ địa chính? (hình từ internet)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ chỉnh lý bản đồ địa chính đúng không?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chỉnh lý bản đồ địa chính
1. Bản đồ địa chính được chỉnh lý khi thửa đất và các yếu tố khác liên quan đến nội dung bản đồ địa chính quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này có thay đổi.
2. Bản đồ địa chính được chỉnh lý dựa trên một trong các căn cứ sau:
a) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận); quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định về thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực thi hành; kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của cấp có thẩm quyền; các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến thửa đất; quyết định của cấp có thẩm quyền về thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới mà hồ sơ địa giới hành chính đã được thiết lập;
...
Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những căn cứ chỉnh lý bản đồ địa chính.
Thực hiện đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính đối với khu vực nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính như sau:
Nội dung và hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính
...
2. Hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính gồm:
...
c) Đo đạc bổ sung bản đồ địa chính thực hiện đối với khu vực đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ khép kín phạm vi đơn vị hành chính, bao gồm cả khu vực đã do khoanh bao trên mảnh bản đồ địa chính trước đó nhưng chưa đo chi tiết đến từng thửa đất;
d) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện với khu vực đã có bản đồ địa chính khi có sự thay đổi một trong các yếu tố về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính;
đ) Số hóa, chuyển hệ tọa độ bản đồ địa chính thực hiện ở những khu vực chỉ có bản đồ địa chính giấy lập trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ HN-72 nay chuyển thành bản đồ địa chính số trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 (sau đây gọi là hệ VN-2000);
e) Trích đo bản đồ địa chính được thực hiện riêng đối với từng thửa đất hoặc nhiều thửa đất trong phạm vi một mảnh trích đo bản đồ địa chính theo tỷ lệ cần thành lập đối với nơi chưa có bản đồ địa chính.
...
Như vậy, thực hiện đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính đối với khu vực đã có bản đồ địa chính khi có sự thay đổi một trong các yếu tố về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bản đồ địa chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? Giao dịch trái phiếu được thanh toán qua hệ thống theo phương thức nào?
- Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên mấy lần? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?
- Nhân kỷ niệm lần thứ 20 Ngày thành lập Chủ tịch Hồ Chí Minh dành lời khen tặng Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?