Cá nhân tự cung ứng dịch vụ kế toán thì có được không? Quy định về kí hợp đồng dịch vụ kế toán với đối tác công ty?
Kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?
Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Kế toán 2015 thì kinh doanh dịch vụ kế toán được định nghĩa như sau:
"13. Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu."
Cá nhân tự cung ứng dịch vụ kế toán thì có được không?
Quy định về hành nghề dịch vụ kế toán được quy định tại Điều 58 Luật Kế toán 2015, cụ thể:
1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự;
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
- Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
4. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
- Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
- Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
- Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
Như vậy, theo quy định trên, để hành nghề dịch vụ kế toán, thì bạn cần phải có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên. Bên cạnh đó, bạn phải làm việc cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, khi đó có thể hành nghề dịch vụ kế toán được. Cho nên, việc ký hợp đồng dịch vụ khi vẫn chưa làm việc cho doanh nghiệp hoặc chưa có các chứng chỉ cần thiết và đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định là không thể.
>>Xem thêm: Các quy định hiện hành về Kế toán tại đây Tải
Kinh doanh dịch vụ kế toán
Trách nhiệm của kế toán viên khi hành nghề kinh doanh dịch vụ kế toán được quy định ra sao?
Theo Điều 67 Luật Kế toán 2015 thì trách nhiệm của kế toán viên khi hành nghề kinh doanh dịch vụ kế toán được quy định như sau:
1. Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.
3. Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
4. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.
6. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Đặng Tấn Lộc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kế toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?