Quy hoạch tỉnh có xem xét luôn điều kiện về tài nguyên thiên nhiên hay không? Lựa chọn phương án phát triển tỉnh sẽ như thế nào?
Quy hoạch tỉnh có xem xét luôn điều kiện về tài nguyên thiên nhiên hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Nội dung quy hoạch tỉnh
Quy hoạch tỉnh bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương:
a) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường;
b) Vị thế, vai trò của tỉnh đối với vùng, quốc gia;
c) Các yếu tố, điều kiện của vùng, quốc gia, quốc tế tác động đến phát triển tỉnh;
d) Các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
...
Như vậy, khi thực hiện quy hoạch tỉnh thì phải thực hiện đầy đủ các nội dung như trên.
Trong đó có việc xem xét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường;
Quy hoạch tỉnh(Hình từ Internet)
Trong quy hoạch tỉnh thì việc đánh giá thực trạng phát triển kinh tế và xã hội ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Nội dung quy hoạch tỉnh
...
2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn:
a) Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế và thực trạng phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; khả năng huy động nguồn lực;
b) Đánh giá thực trạng các ngành và lĩnh vực xã hội của tỉnh gồm dân số, lao động, việc làm, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ;
c) Đánh giá tiềm năng đất đai và hiện trạng sử dụng đất của tỉnh, tính hợp lý và hiệu quả sử dụng đất của tỉnh;
d) Đánh giá thực trạng phát triển và sự phù hợp về phân bố phát triển không gian của hệ thống đô thị và nông thôn, các khu chức năng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn tỉnh;
đ) Xác định những tồn tại, hạn chế cần giải quyết; phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
...
Theo đó, trong quy hoạch tỉnh thì việc đánh giá thực trạng phát triển kinh tế và xã hội sẽ thực hiện như sau:
+ Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế và thực trạng phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; khả năng huy động nguồn lực;
+ Đánh giá thực trạng các ngành và lĩnh vực xã hội của tỉnh gồm dân số, lao động, việc làm, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ;
+ Đánh giá tiềm năng đất đai và hiện trạng sử dụng đất của tỉnh, tính hợp lý và hiệu quả sử dụng đất của tỉnh;
+ Đánh giá thực trạng phát triển và sự phù hợp về phân bố phát triển không gian của hệ thống đô thị và nông thôn, các khu chức năng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn tỉnh;
+ Xác định những tồn tại, hạn chế cần giải quyết; phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
Trong quy hoạch tỉnh thì việc lựa chọn phương án phát triển tỉnh sẽ thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Nội dung quy hoạch tỉnh
...
3. Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh:
a) Xây dựng quan điểm về phát triển tỉnh, tổ chức, sắp xếp không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;
b) Xây dựng các kịch bản phát triển và lựa chọn phương án phát triển tỉnh;
c) Mục tiêu tổng quát phát triển tỉnh trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 20 đến 30 năm;
d) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ chức, sắp xếp không gian phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;
đ) Xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.
...
Theo đó, quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh:
+ Xây dựng quan điểm về phát triển tỉnh, tổ chức, sắp xếp không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;
+ Xây dựng các kịch bản phát triển và lựa chọn phương án phát triển tỉnh;
+ Mục tiêu tổng quát phát triển tỉnh trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 20 đến 30 năm;
+ Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ chức, sắp xếp không gian phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;
+ Xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quy hoạch đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?