Quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ phải báo cáo đến cơ quan nào?
Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ của quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 36/2024/TT-NHNN thì quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
(1) Được xây dựng trên cơ sở thông tin, số liệu khách hàng đã thu thập được, kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (nếu có);
(2) Được áp dụng thống nhất và nhất quán trong toàn hệ thống, làm cơ sở để thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ đối với khách hàng cụ thể;
(3) Có quy định chính sách tín dụng đối với khách hàng, trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ;
(4) Có quy định về quản lý nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;
(5) Có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm;
(6) Có quy định về quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng;
(7) Có quy định về biện pháp bảo đảm, thẩm định và quản lý tài sản bảo đảm;
(8) Có quy định về định giá tài sản bảo đảm, bao gồm nguyên tắc, định kỳ, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc định giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro;
(9) Có quy định về các biện pháp thu hồi nợ.
Quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ phải báo cáo đến cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ phải báo cáo đến cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 36/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Báo cáo về quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro quy định tại Điều 6 Thông tư này, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này văn bản sau:
a) Đối với trường hợp ban hành mới: Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro;
b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung:
(i) Văn bản báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro, trong đó báo cáo rõ lý do sửa đổi, bổ sung;
(ii) Các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro.
2. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều này như sau:
a) Ngân hàng hợp tác xã gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng);
b) Quỹ tín dụng nhân dân gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính.
Như vậy, trường hợp quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trong vòng 10 ngày kể từ ngày sửa đổi bổ sung
Quỹ tín dụng nhân dân phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các văn bản sau:
- Văn bản báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, trong đó báo cáo rõ lý do sửa đổi, bổ sung;
- Các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ.
Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện phân loại nợ phát sinh từ hoạt động cho vay đúng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều 1 Thông tư 36/2024/TT-NHNN như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về việc phân loại đối với các tài sản có (sau đây gọi tắt là nợ) phát sinh từ các hoạt động sau:
a) Cho vay;
b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
...
2. Ngân hàng hợp tác xã thực hiện phân loại nợ phát sinh từ các hoạt động quy định tại khoản 1 và cam kết ngoại bảng theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện phân loại nợ phát sinh từ hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì quỹ tín dụng nhân dân thực hiện phân loại nơ phát sinh từ hoạt động cho vay.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ tín dụng nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?