Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc và không được ký hợp đồng lao động chính thức thì đây có phải hành vi vi phạm pháp luật không? 

Về chuyện thử việc, người sử dụng lao động có thể bị xử lý như thế nào khi không ký kết hợp đồng đối với trường hợp người lao động vẫn được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi kết thúc hợp đồng thử việc? Pháp luật luôn đặt ra những quy định cụ thể nhất, chi tiết nhất để bảo vệ người lao động khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp. Vậy pháp luật đã điều chỉnh ra sao trong trường hợp này?

Hợp đồng thử việc là gì? Thời gian thử việc tối đa đối với từng công việc cụ thể được quy định thế nào?

Cụ thể, hợp đồng thử việc có thể được hiểu là sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử. Điều này giúp cá nhân làm quen với công việc và xác định sự phù hợp của người lao động đối với công việc này. Theo khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 thì nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

Bên cạnh đó, nhằm tránh ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người lao động, pháp luật đặt ra quy định về thời gian thử việc đối đối với hợp đồng thử việc, cụ thể được quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

+ Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

+ Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

+ Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

+ Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Lưu ý: Người lao động chỉ thực hiện việc thử việc một lần duy nhất đối với một công việc làm thử.

Tải về mẫu hợp đồng thử việc mới nhất 2023: Tại Đây

Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc và không được ký hợp đồng lao động chính thức, đây có phải hành vi vi phạm hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật?

Kết thúc thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc và không được ký hợp đồng lao động chính thức thì có vi phạm không?

Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:

“1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

Như vậy, sau khi hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động buộc phải xem xét, đánh giá và thông báo ngay kết quả cho người lao động. Nếu người lao động có đầy đủ những tiêu chí tuyển dụng đã đặt ra, người sử dụng lao động phải thực hiện việc ký kết hợp đồng chính thức đối với đối tượng đạt yêu cầu. Trường hợp kết thúc thời gian thử việc, người lao động đạt yêu cầu mà người sử dụng lao động không ký hợp đồng thì được xem là vi phạm quy định về thử việc.

Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thử việc

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định về xử lý các vi phạm trong vấn đề thử việc như sau:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;

+ Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;

+ Thử việc quá thời gian quy định;

+ Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;

+ Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;

+ Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.

Như vậy, người lao động vẫn tiếp tục làm việc sau khi kết thúc thời gian thử việc đạt yêu cầu mà không được ký kết hợp đồng lao động là hành vi vi phạm về hợp đồng thử việc. Người sử dụng lao động có thể phải chịu mức phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng (lưu ý mức phạt này áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức, mức phạt sẽ gấp đôi) và buộc giao kết hợp đồng chính thức với người lao động.

Tóm lại, sau khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thông báo ngay kết quả thử việc, đồng thời thực hiện việc ký hợp đồng lao động chính thức, nếu như người lao động này phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của công ty/doanh nghiệp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng

Hoàng Thị Linh Nhâm

Hợp đồng
Hợp đồng thử việc
Người lao động
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng Hợp đồng thử việc Người lao động
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động làm việc sau tuổi nghỉ hưu có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Người cao tuổi đi làm thì có được giảm giờ làm không?
Pháp luật
Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Dựa vào đâu để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động? Có cần ban hành quy định riêng để xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc không?
Pháp luật
Người lao động đi trễ về sớm vẫn được nhận nguyên lương trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân trong thời gian thử việc, tập sự mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm?
Pháp luật
Hàng hóa sức lao động là gì? Hàng hóa sức lao động mang yếu tố nào? Bóc lột sức lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Job là gì? Người lao động có được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
Pháp luật
Tết Cơm mới là gì? Tết Cơm mới có phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động là dân tộc thiểu số không?
Pháp luật
Mẫu quyết định sa thải nhân viên là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên trong trường hợp nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào