Số lượng mẫu cần lấy đối với hàng hóa là các loại vải nhập khẩu là bao nhiêu? Người khai hải quan có quyền yêu cầu trả lại mẫu không?

Theo tôi được biết quy định số lượng lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu phân tích để phân loại là 02 mẫu. Đối với hàng hóa là các loại vải nhập khẩu đựng trong túi thì hải quan sẽ lấy mẫu như thế nào? Lấy theo túi hay cái? Hải Quan đã lấy 2 túi để kiểm định, vậy là đúng hay sai quy định? Câu hỏi của anh M.T (Quảng Ninh).

Phương pháp lấy mẫu hàng hóa là các loại vải nhập khẩu thế nào?

Phương pháp lấy mẫu hàng hóa được quy định tại Mục I Phần IV Phụ lục I Kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021 như sau:

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ KHỐI LƯỢNG MẪU CẦN LẤY
I. Phương pháp lấy mẫu:
1. Trường hợp lô hàng đồng nhất thì chỉ cần lấy trong một đơn vị đóng gói tại các vị trí khác nhau (trên, dưới, giữa) rồi trộn đều thành một mẫu chung.
2. Trường hợp lô hàng nghi ngờ không đồng nhất thì phải lấy trên các bao gói khác nhau, ở các vị trí khác nhau (trên, dưới, giữa và các góc), sau đó trộn đều thành một mẫu chung.
3. Đối với hàng hóa ở dạng lỏng, trước khi lấy mẫu cần phải khuấy, lắc đều để tạo độ đồng nhất.
4. Đối với hàng hóa dạng rắn, dạng bột, trước khi lấy mẫu cần phải trộn đều, đảm bảo độ đồng nhất.
5. Đối với hàng hóa được đóng gói là bộ sản phẩm phải lấy cả bộ sản phẩm.
6. Đối với các mẫu sắt, thép: Các mẫu sắt thép được cắt bằng cơ khí phải làm mát liên tục để đảm bảo không làm biến đổi tính chất lý, hóa của sản phẩm. Lấy kèm thêm hoặc chụp hình nhãn mác (bằng giấy hoặc nhôm) thường được gắn kèm trên mỗi cuộn sắt, thép khi xuất xưởng và chụp ảnh mẫu thể hiện được bề mặt lớn, cạnh, mặt đầu, các góc cạnh.
7. Đối với mẫu kim loại khác: Ở dạng các thỏi, hoặc các cuộn, ... đồng nhất thì cắt mẫu đại diện ngẫu nhiên kèm hình ảnh kích thước hàng hóa. Trường hợp nghi ngờ không đồng nhất thì lấy mẫu riêng biệt.
8. Đối với hàng hóa độc hại, dễ cháy nổ, nguy hiểm: Việc lấy mẫu phải được thực hiện bởi các chuyên gia trong các lĩnh vực thích hợp hoặc các cá nhân đã được đào tạo phù hợp để thực hiện việc lấy mẫu, phải trang bị bảo hộ lao động và lấy ở nơi thông thoáng; nếu mẫu dễ biến đổi do tác động của môi trường thì phải thao tác nhanh.

Phương pháp lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phân tích để phân loại được quy định cụ thể trên.

Trường hợp lô hàng đồng nhất thì chỉ cần lấy trong một đơn vị đóng gói tại các vị trí khác nhau (trên, dưới, giữa) rồi trộn đều thành một mẫu chung.

Trường hợp lô hàng nghi ngờ không đồng nhất thì phải lấy trên các bao gói khác nhau, ở các vị trí khác nhau (trên, dưới, giữa và các góc), sau đó trộn đều thành một mẫu chung.

Đối với hàng hóa dạng rắn, trước khi lấy mẫu cần phải trộn đều, đảm bảo độ đồng nhất.

Đối với hàng hóa được đóng gói là bộ sản phẩm phải lấy cả bộ sản phẩm.

lấy mẫu hàng hóa là các loại vải nhập khẩu

Phương pháp lấy mẫu và khối lượng mẫu cần lấy đối với hàng hóa là các loại vải nhập khẩu (Hình từ Internet)

Khối lượng mỗi mẫu cần lấy đối với hàng hóa là các loại vải nhập khẩu là bao nhiêu?

Số lượng mẫu khi lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phân tích để phân loại được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 14/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-BTC là 02 mẫu. Trường hợp người khai hải quan chỉ nhập khẩu 01 mẫu thì không thực hiện lấy mẫu.

Và theo tiểu mục 5 Mục II Phần IV Phụ lục I Kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021 thì khối lượng mỗi mẫu cần lấy được quy định như sau:

Khối lượng mỗi mẫu cần lấy:
1. Đối với các mặt hàng có Quy chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Việt Nam quy định cách thức lấy mẫu hoặc có văn bản hướng dẫn lấy mẫu thì thực hiện lấy mẫu theo Quy chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc văn bản hướng dẫn. Đối với các trường hợp khác thì thực hiện lấy khối lượng mẫu như quy định tại mục này.
...
5. Hàng hóa là các loại vải, nguyên liệu dệt:
a) Đối với mặt hàng xơ dệt: lấy 100 gr/01 mẫu.
b) Đối với mặt hàng sợi dệt: lấy nguyên mẫu 01 đơn vị sản phẩm (cuộn sợi/con sợi/búp sợi).
c) Đối với mặt hàng vải: lấy tối thiểu 1m theo chiều dọc cuộn vải, giữ nguyên kích thước khổ vải, nên cắt cách đầu/cuối cuộn vải tối thiểu 2m, không lấy mẫu ở các vị trí vải tiếp xúc với bao bì hoặc lõi cuộn vải hay vị trí bị rách, bị thủng.
d) Đối với sản phẩm dệt/may: lấy nguyên mẫu. Trường hợp sản phẩm dệt/may có kích thước lớn, tiến hành lấy mẫu để xác định thành phần nguyên liệu, kích thước tối thiểu 1m2/01 mẫu và chụp hình ảnh hàng hóa trước khi tiến hành lấy mẫu gửi kèm hồ sơ. Trên các hình ảnh hàng hóa chụp gửi kèm hồ sơ phải có chữ ký của người lấy mẫu (đơn vị lấy mẫu) và người chứng kiến (đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu). Tại mục B. Kiểm tra thủ công Phiếu số 06/PGKQKT/GSQL phải mô tả chi tiết cảm quan, hình dạng, kích thước.

Theo quy định trên, hàng hóa là các loại vải thì khối lượng mỗi mẫu cần lấy như sau:

- Đối với mặt hàng vải: lấy tối thiểu 1m theo chiều dọc cuộn vải, giữ nguyên kích thước khổ vải, nên cắt cách đầu/cuối cuộn vải tối thiểu 2m, không lấy mẫu ở các vị trí vải tiếp xúc với bao bì hoặc lõi cuộn vải hay vị trí bị rách, bị thủng.

Như vậy, trường hợp chị vải được đựng trong túi, mà theo phương pháp lấy mẫu nêu trên, đối với hàng hóa được đóng gói là bộ sản phẩm phải lấy cả bộ sản phẩm thì vải của chị có thể được lấy theo túi.

Còn trường hợp hàng của chị là vải theo cuộn thì khối lượng mỗi mẫu cần lấy là tối thiểu 1m theo chiều dọc cuộn vải, giữ nguyên kích thước khổ vải, nên cắt cách đầu/cuối cuộn vải tối thiểu 2m và không lấy mẫu ở các vị trí vải tiếp xúc với bao bì hoặc lõi cuộn vải hay vị trí bị rách, bị thủng.

Người khai hải quan có quyền yêu cầu trả lại mẫu hàng hóa là các loại vải không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 14/2015/TT-BTC như sau:

Mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phân tích để phân loại
...
3. Sử dụng mẫu hàng hóa:
a) Phân tích: cơ quan hải quan tiếp nhận mẫu (theo mẫu số 06/PTNYCPT/2015 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này) và thực hiện phân tích;
b) Lưu mẫu: trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày ban hành Thông báo kết quả phân loại trừ những loại hàng hóa đặc biệt như hàng hóa dễ gây nguy hiểm, hàng hóa đã bị biến chất hoặc hàng hóa không thể lưu giữ được trong thời gian trên.
Mẫu lưu được sử dụng khi người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân tích và đề nghị trưng cầu giám định tại các tổ chức có chức năng theo quy định của pháp luật hoặc giải quyết khiếu nại.
c) Trả lại mẫu hàng hóa:
Trường hợp người khai hải quan yêu cầu trả lại mẫu thì cơ quan hải quan lập biên bản trả mẫu cho người khai hải quan (theo mẫu số 07/BBTLMHH/2015) và không chịu trách nhiệm về phẩm chất hàng hóa đối với những mẫu được trả lại do đã chịu tác động của quá trình phân tích mẫu. Trường hợp trả lại mẫu hàng hóa đang trong thời hạn lưu mẫu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, người khai hải quan đã công nhận kết quả phân tích thì không được khiếu nại về kết quả phân tích.
d) Hủy mẫu hàng hóa đã phân tích:
Cơ quan hải quan hủy mẫu khi mẫu hết hạn lưu giữ theo quy định; mẫu hàng hóa dễ gây nguy hiểm; mẫu hàng hóa đã bị biến chất hoặc mẫu hàng hóa không còn khả năng lưu giữ. Quyết định hủy mẫu và biên bản hủy mẫu được lưu theo quy định về lưu giữ hồ sơ.
...

Theo quy định trên, trường hợp người khai hải quan yêu cầu trả lại mẫu thì cơ quan hải quan lập biên bản trả mẫu cho người khai hải quan (theo mẫu số 07/BBTLMHH/2015) và không chịu trách nhiệm về phẩm chất hàng hóa đối với những mẫu được trả lại do đã chịu tác động của quá trình phân tích mẫu.

Trường hợp trả lại mẫu hàng hóa đang trong thời hạn lưu mẫu, người khai hải quan đã công nhận kết quả phân tích thì không được khiếu nại về kết quả phân tích.

Lưu mẫu trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày ban hành Thông báo kết quả phân loại trừ những loại hàng hóa đặc biệt như hàng hóa dễ gây nguy hiểm, hàng hóa đã bị biến chất hoặc hàng hóa không thể lưu giữ được trong thời gian trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa xuất nhập khẩu

Mai Hoàng Trúc Linh

Hàng hóa xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa xuất nhập khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa xuất nhập khẩu
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tổng hợp thu ngân sách nhà nước về thuế chuyên thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất?
Pháp luật
Trình tự đưa hàng hóa nhóm 2 qua khu vực giám sát khi gặp sự cố theo Quyết định 2538 như thế nào?
Pháp luật
Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhóm 2 khi gặp sự số theo Quyết định 2538 áp dụng từ 01 11 như thế nào?
Pháp luật
Quyết định 2538 quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tổng hợp thu ngân sách nhà nước về tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu? Tải mẫu ở đâu?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tổng hợp thu thuế tạm thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất? Hướng dẫn chi tiết cách lập báo cáo?
Pháp luật
Mẫu phiếu theo dõi hàng hóa xuất nhập khẩu và Mẫu tờ khai bổ sung hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất?
Pháp luật
Mẫu phiếu theo dõi hàng hóa xuất nhập khẩu? Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện cho đến khi nào?
Pháp luật
Cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giá những thông tin nào của hàng hóa xuất nhập khẩu? Thời điểm cập nhật là khi nào?
Pháp luật
Hệ thống HS là gì? Quy tắc tổng quát giải thích Hệ thống HS được áp dụng với loại hàng hóa nào theo quy định của pháp luật?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào