Tân Chủ tịch nước sẽ có tối đa bao nhiêu thư ký giúp việc cho mình? Nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký là gì?
Tân Chủ tịch nước có tối đa bao nhiêu thư ký giúp việc cho mình?
Căn cứ Điều 7 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Số lượng
1. Số lượng trợ lý
a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý.
b) Thường trực Ban Bí thư được sử dụng không quá 3 trợ lý.
c) Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng không quá 2 trợ lý.
d) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng 1 trợ lý.
Trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
2. Số lượng thư ký
a) Chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này được sử dụng không quá 2 thư ký.
b) Chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này được sử dụng 1 thư ký.
Như vậy, tân Chủ tịch nước sẽ có tối đa 2 thư ký để giúp việc cho mình theo nhiệm vụ và quyền hạn do luật định.
Tân Chủ tịch nước sẽ có tối đa bao nhiêu thư ký giúp việc cho mình? Nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký là gì? (hình từ Internet)
Thư ký giúp việc cho Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Tại Điều 5 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thư ký giúp việc cho Chủ tịch nước như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Chức danh trợ lý, thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chức danh trợ lý
a) Nhiệm vụ
- Tham mưu, đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của đồng chí lãnh đạo.
- Chủ động nắm tình hình, nghiên cứu, cập nhật thông tin, phân tích, tham mưu, đề xuất những nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của đồng chí lãnh đạo.
- Trực tiếp hoặc phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan tham mưu, chuẩn bị văn bản, bài viết, bài phát biểu… theo yêu cầu của đồng chí lãnh đạo.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của đồng chí lãnh đạo.
b) Quyền hạn
- Được phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ; theo dõi tiến độ thực hiện các công việc được giao.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công việc.
- Được mời tham dự và phát biểu trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo thuộc phạm vi công việc.
2. Chức danh thư ký
a) Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, tham mưu một số lĩnh vực theo sự phân công của đồng chí lãnh đạo.
- Tham mưu, phối hợp, sắp xếp lịch làm việc của đồng chí lãnh đạo; tiếp nhận, kịp thời báo cáo, xử lý công văn, tài liệu; kiểm tra văn bản trước khi trình đồng chí lãnh đạo duyệt, ký ban hành.
- Phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan để phục vụ, ghi biên bản các cuộc họp do đồng chí lãnh đạo chủ trì hoặc chuẩn bị chương trình công tác của đồng chí lãnh đạo.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của đồng chí lãnh đạo.
b) Quyền hạn
- Tiếp nhận, truyền đạt ý kiến của đồng chí lãnh đạo đến cơ quan, cá nhân có liên quan.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công việc; được phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ.
- Được mời tham dự các cuộc họp theo sự phân công của đồng chí lãnh đạo và phát biểu khi cần thiết.
Chiếu theo quy định này, thư ký giúp việc cho Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Về nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, tham mưu một số lĩnh vực theo sự phân công của đồng chí lãnh đạo.
- Tham mưu, phối hợp, sắp xếp lịch làm việc của đồng chí lãnh đạo; tiếp nhận, kịp thời báo cáo, xử lý công văn, tài liệu; kiểm tra văn bản trước khi trình đồng chí lãnh đạo duyệt, ký ban hành.
- Phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan để phục vụ, ghi biên bản các cuộc họp do đồng chí lãnh đạo chủ trì hoặc chuẩn bị chương trình công tác của đồng chí lãnh đạo.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của đồng chí lãnh đạo.
(2) Về quyền hạn:
- Tiếp nhận, truyền đạt ý kiến của đồng chí lãnh đạo đến cơ quan, cá nhân có liên quan.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công việc; được phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ.
- Được mời tham dự các cuộc họp theo sự phân công của đồng chí lãnh đạo và phát biểu khi cần thiết.
Quy trình bầu thư ký giúp việc cho Chủ tịch nước được quy định ra sao?
Tại Điều 9 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định về quy trình bổ nhiệm thư ký giúp việc cho Chủ tịch nước được tiến hành như sau:
Bước 1: Sau khi có ý kiến của Chủ tịch nước về nhân sự dự kiến bổ nhiệm thư ký, tập thể lãnh đạo cơ quan xem xét, giới thiệu (bằng hình thức bỏ phiếu kín và phải đạt trên 50% số phiếu tán thành).
Bước 2: Lãnh đạo cơ quan hoặc cấp ủy, tổ chức đảng hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm (như hồ sơ bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý) gửi Ban Tổ chức Trung ương trình Thường trực Ban Bí thư xem xét, quyết định.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chủ tịch nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?