Tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì không?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần tuân thủ những nguyên tắc và nội dung hoạt động kinh doanh bảo hiểm gì theo quy định hiện nay?
- Tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì không?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần những gì?
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần tuân thủ những nguyên tắc và nội dung hoạt động kinh doanh bảo hiểm gì theo quy định hiện nay?
Theo Điều 131 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có những nội dung hoạt động sau:
(1) Hoạt động môi giới bảo hiểm gốc, hoạt động môi giới tái bảo hiểm.
(2) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
(3) Hoạt động khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Bên cạnh đó, trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần tuân thủ các nguyên tắc hoạt động theo Điều 132 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như:
(1) Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
(2) Tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp do tổ chức xã hội - nghề nghiệp ban hành.
(3) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng khi thực hiện cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm.
Tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì không? (Hình từ Internet)
Tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì không?
Căn cứ Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:
Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện về vốn bao gồm:
a) Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
b) Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
3. Điều kiện về nhân sự: có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật dự kiến đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Điều 138 của Luật này.
4. Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định của Luật này và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.
5. Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài đang trực tiếp thực hiện hoặc có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm trong 05 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
b) Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về môi giới bảo hiểm của nước nơi tổ chức đặt trụ sở chính trong 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Theo quy định trên nếu tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia góp vốn thành lập phần vốn góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài đang trực tiếp thực hiện hoặc có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm trong 05 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
(2) Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về môi giới bảo hiểm của nước nơi tổ chức đặt trụ sở chính trong 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Trường hợp, phần vốn góp dưới 5% vốn điều lệ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì không cần đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần những gì?
Theo Điều 134 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần:
(1) Văn bản đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
(2) Dự thảo điều lệ công ty;
(3) Phương án hoạt động 05 năm đầu, trong đó nêu rõ các nội dung hoạt động dự kiến triển khai;
(4) Sơ yếu lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp, bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật;
(5) Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách thành viên, cổ đông dự kiến góp từ 10% vốn điều lệ trở lên và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?