Thành viên giao dịch đặc biệt được pháp luật quy định ra sao? Việc đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt được pháp luật quy định như thế nào?

Ban tư vấn cho tôi hỏi thành viên giao dịch đặc biệt được pháp luật quy định ra sao? Bên cạnh đó thì việc đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt được pháp luật quy định như thế nào? Có quy định hay không? Cảm ơn!

Thành viên giao dịch đặc biệt được pháp luật quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là thành viên giao dịch đặc biệt) là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt để giao dịch chứng khoán phái sinh trên trái phiếu Chính phủ.
...”

Thành viên giao dịch đặc biệt

Thành viên giao dịch đặc biệt (Hình từ Internet)

Việc đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:

"Điều 23. Đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt trên Sở giao dịch chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường trái phiếu Chính phủ của Sở giao dịch chứng khoán;
b) Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản cho phép đầu tư chứng khoán phái sinh;
c) Có hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung trong trường hợp đăng ký làm thành viên không bù trừ;
d) Đáp ứng yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ cho giao dịch chứng khoán phái sinh;
đ) Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể; không đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt bao gồm:
a) Giấy đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện đầu tư chứng khoán phái sinh;
c) Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Sở giao dịch chứng khoán;
d) Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung trong trường hợp đăng ký làm thành viên không bù trừ.
3. Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt được lập thành 01 bộ gốc. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực. Hồ sơ này gửi đến Sở giao dịch chứng khoán theo hình thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện."

Thành viên giao dịch đặc biệt bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 58/2021/NĐ-CP như sau:

“Điều 21. Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch đặc biệt
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch đặc biệt trong các trường hợp sau:
a) Thành viên giao dịch đặc biệt bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt đồng thời là thành viên bù trừ);
b) Thành viên giao dịch đặc biệt bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt đồng thời là thành viên bù trừ);
c) Thành viên bù trừ chung đang cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán cho thành viên giao dịch đặc biệt bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc hủy bỏ tư cách thành viên (trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt là thành viên không bù trừ);
d) Thành viên giao dịch đặc biệt vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống các nghĩa vụ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
đ) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
e) Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.”

Theo đó, thành viên giao dịch đặc biệt bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp quy định trên.

Thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách thành viên khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 58/2021/NĐ-CP như sau:

“Điều 22. Hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt trong trường hợp sau:
a) Thành viên giao dịch đặc biệt tự nguyện xin hủy bỏ tư cách thành viên và được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận;
b) Thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc.
2. Thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn đình chỉ tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này mà thành viên không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ;
b) Không đáp ứng được các điều kiện về thành viên giao dịch đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP;
c) Bị sáp nhập, giải thể, phá sản;
d) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
đ) Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt được thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.”

Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan đến thành viên giao dịch đặc biệt gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thành viên giao dịch

Lê Đình Khôi

Thành viên giao dịch
Thành viên giao dịch đặc biệt
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thành viên giao dịch có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thành viên giao dịch Thành viên giao dịch đặc biệt
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngân hàng thương mại đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt trên Sở giao dịch chứng khoán phải có hợp đồng ủy thác đúng không?
Pháp luật
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt trên Sở giao dịch chứng khoán cần đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Thành viên giao dịch thông thường trong thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán là gì?
Pháp luật
Thành viên giao dịch bị đình chỉ hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh thì có bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh không?
Pháp luật
Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh chỉ là ngân hàng thương mại đúng không?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại được đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt trên Sở giao dịch chứng khoán khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đúng không?
Pháp luật
Thành viên giao dịch đặc biệt bị đình chỉ hoạt động giao dịch trong trường hợp nào? Khi nào thì bị hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt?
Pháp luật
Thời hạn xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là bao lâu?
Pháp luật
Cho phân vùng mạng ngoài phân vùng mạng giao dịch trực tuyến kết nối vào phân vùng mạng giao dịch từ xa thì thành viên giao dịch của Sở GDCK Việt nam sẽ bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Thành viên giao dịch phải báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo từng tháng hay theo quý?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào