Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là bao lâu? Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền trong mọi trường hợp không?
- Hợp đồng ủy quyền được hiểu như thế nào?
- Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là bao lâu?
- Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền trong mọi trường hợp không?
- Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền quy định như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền trong hợp đồng công chứng được quy định ra sao?
Hợp đồng ủy quyền được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền với nội dung sau đây:
Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo đó, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là bao lâu?
Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền."
Đối chiếu quy định trên, trường hợp bạn thắc mắc thời hạn của hợp đồng ủy quyền, trước hết thời hạn hợp đồng ủy quyền sẽ do các bên tự thỏa thuận.
Thường là thời gian được ấn định cụ thể hoặc tới khi hoàn thành công việc đã ủy quyền.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn thì hiệu lực của hợp đồng ủy quyền là 01 năm từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền trong mọi trường hợp không?
Căn cứ Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền cụ thể như sau:
Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền."
Đối chiếu quy định trên, Luật Công chứng cũng chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không bắt buộc phải công chứng trong mọi trường hợp, tùy trường hợp có quy định khác.
Có một số trường hợp bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền ví dụ như sau:
Khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
"2. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.
..."
Thời hạn của hợp đồng ủy quyền (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Nghĩa vụ của bên được ủy quyền
1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này."
Theo Điều 566 Bộ luật Dân sự 2015 quy định sau đây:
"Điều 566. Quyền của bên được ủy quyền
1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận."
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền được quy định như trên.
Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền trong hợp đồng công chứng được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 567 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên ủy quyền như sau:
Nghĩa vụ của bên ủy quyền
1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao."
Theo Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền của bên ủy quyền
1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này."
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền được quy định như trên.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng ủy quyền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?