Chính thức có Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu như thế nào?
Chính thức có Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu?
Ngày 27/02/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
>> Xem thêm: Tổng hợp chi phí trong lựa chọn nhà thầu mới năm 2024 theo Nghị định 24/2024/NĐ-CP
Tại Điều 1 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có nêu rõ phạm vi điều chỉnh của Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu như sau:
(1) Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
- Khoản 6 Điều 6 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu;
- Khoản 6 Điều 10 về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu;
- Khoản 3 Điều 15 về chi phí trong lựa chọn nhà thầu;
- Khoản 4 Điều 19 về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định;
- Khoản 2 Điều 20 về các hình thức lựa chọn nhà thầu khác;
- Khoản 7 Điều 23 về chỉ định thầu;
- Khoản 4 Điều 29 về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt;
- Khoản 4 Điều 36 về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án;
- Khoản 2 Điều 39 về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Khoản 8 Điều 43 về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu;
- Khoản 1 và khoản 5 Điều 50 về lựa chọn nhà thầu qua mạng;
- Khoản 7 Điều 53 về mua sắm tập trung;
- Khoản 3 và khoản 4 Điều 55 về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế;
- Khoản 4 Điều 67 về ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;
- Khoản 6 Điều 70 về sửa đổi hợp đồng;
- Khoản 2 Điều 84 về trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu;
- Khoản 4 Điều 86 về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu;
- Khoản 5 Điều 87 về xử lý vi phạm;
- Khoản 4 Điều 88 về xử lý tình huống trong đấu thầu.
(2) Các biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
- Đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Thẩm quyền quyết định việc mua sắm đối với dự toán mua sắm;
- Công khai thông tin trong hoạt động đấu thầu;
- Quản lý nhà thầu.
(3) Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
>> Xem thêm: Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư với dự án phải tổ chức đấu thầu
>> Điểm mới đáng chú ý Nghị định 24/2024/NĐ-CP
Chính thức có Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu như thế nào?
Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện của chủ đầu tư để thực hiện hoạt động đấu thầu bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có nêu rõ đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện của chủ đầu tư để thực hiện hoạt động đấu thầu bao gồm:
- Năng lực để thực hiện quy trình lựa chọn nhà thầu từ bước lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu (nếu có) đến quản lý hợp đồng;
- Kết quả thực hiện công tác đấu thầu của chủ đầu tư thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ tiết kiệm trung bình; số lượng nhà thầu trung bình tham gia đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường, tỷ lệ gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường chỉ có 01 nhà thầu tham dự trên tổng số gói thầu; tỷ lệ gói thầu có kiến nghị về hồ sơ mời thầu; tỷ lệ gói thầu có kiến nghị về các nội dung khác trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; số lần không trả lời yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu, không trả lời kiến nghị về hồ sơ mời thầu, các nội dung khác trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu của nhà thầu; các chỉ tiêu khác (nếu có);
- Kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự, việc xử lý kiến nghị trong lựa chọn nhà thầu, khiếu nại, tố cáo;
- Các yếu tố khác.
Căn cứ xác định giá gói thầu là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có nêu rõ căn cứ xác định giá gói thầu như sau:
- Giá gói thầu được lập căn cứ theo một trong các thông tin sau:
+ Dự toán gói thầu được duyệt (nếu có) trong trường hợp pháp luật có quy định về việc lập dự toán hoặc có hướng dẫn về định mức, đơn giá.
Trường hợp chưa đủ điều kiện lập dự toán, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá trung bình theo thống kê của các dự án, gói thầu đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; tổng mức đầu tư hoặc ước tính tổng mức đầu tư theo suất vốn đầu tư, dự kiến giá trị dự toán mua sắm; định mức lương chuyên gia và số ngày công; các thông tin liên quan khác;
+ Nội dung và phạm vi công việc, số lượng chuyên gia, thời gian thực hiện, năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, mức lương chuyên gia theo quy định của pháp luật (nếu có) và các yếu tố khác;
+ Kết quả lựa chọn nhà thầu đối với hàng hóa, dịch vụ tương tự trong thời gian tối đa 12 tháng trước ngày trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trong đó có thể điều chỉnh kết quả này theo các thay đổi về khối lượng mua sắm hoặc giá thị trường của hàng hóa hay dịch vụ cần mua sắm để xây dựng giá gói thầu. Giá thị trường tại thời điểm mua sắm có thể được xác định thông qua tham vấn thị trường quy định tại điểm b khoản 3 Điều 15 Nghị định 24/2024/NĐ-CP
Trường hợp trong thời gian 12 tháng trước ngày trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không có kết quả lựa chọn nhà thầu của hàng hóa, dịch vụ tương tự thì có thể xác định trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu của hàng hóa, dịch vụ tương tự của các năm trước đó, trong đó có thể điều chỉnh kết quả này theo các thay đổi về khối lượng mua sắm, giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm. Khi trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư đính kèm danh sách kết quả lựa chọn các hàng hóa, dịch vụ tương tự trích xuất từ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (nếu có);
+ Tối thiểu 01 báo giá của hàng hóa, dịch vụ; khuyến khích thu thập nhiều hơn 01 báo giá; trường hợp có nhiều hơn 01 báo giá thì lấy giá trung bình của các báo giá.
Đối với gói thầu mua thuốc; hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; linh kiện, phụ kiện, vật tư thay thế sử dụng cho thiết bị y tế:
Trên cơ sở yêu cầu chuyên môn, chủ đầu tư quyết định các tiêu chí kỹ thuật và tổ chức lấy báo giá. Chủ đầu tư đăng tải yêu cầu báo giá trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của chủ đầu tư hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Cổng dịch vụ công trực tuyến về quản lý thiết bị y tế trong thời gian tối thiểu 10 ngày kể từ ngày thông tin đăng tải thành công. Trường hợp có từ 02 báo giá trở lên, chủ đầu tư được lựa chọn báo giá cao nhất phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu chuyên môn. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thu thập báo giá bảo đảm công khai, minh bạch. Đơn vị cung cấp báo giá chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về giá của hàng hóa, dịch vụ phù hợp với khả năng cung cấp của mình và phải bảo đảm việc cung cấp báo giá không vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh, bán phá giá hoặc nâng khống giá;
+ Kết quả thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá. Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá thì kết quả thẩm định giá là căn cứ bắt buộc để xác định giá gói thầu;
+ Giá niêm yết của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, đại lý, nhà phân phối, nhà cung ứng, doanh nghiệp;
+ Giá kê khai do cơ quan, đơn vị có chức năng, thẩm quyền công bố hoặc cung cấp.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Lựa chọn nhà thầu tại đây Tải
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đấu thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?