Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có yêu cầu trình độ, phẩm chất như thế nào?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có yêu cầu trình độ, phẩm chất như thế nào?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp phải thực hiện các nhiệm vụ nào?
- Phạm vi quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp là gì?
Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có yêu cầu trình độ, phẩm chất như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại ban mô tả vị trí việc làm của Chủ tịch Hội đồng tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BTP có nêu rõ yêu cầu trình độ, phẩm chất của chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật. - Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền. - Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ hoặc tương đương đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng hoặc tương đương đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở (hoàn thành chậm nhất trong vòng 12 tháng kể từ ngày bổ nhiệm). |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, cẩn thận. - Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập. - Khả năng đoàn kết nội bộ. |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản lý và đơn vị sự nghiệp. - Hiểu biết về lĩnh vực công tác của đơn vị sự nghiệp trong hệ thống chính trị và định hướng phát triển. - Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của người có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý. |
Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có yêu cầu trình độ, phẩm chất như thế nào?
Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp phải thực hiện các nhiệm vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại ban mô tả vị trí việc làm của Chủ tịch Hội đồng tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BTP có nêu rõ nhiệm vụ của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp bao gồm:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động:
Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hàng quý, hàng năm của Hội đồng quản lý.
- Thực hiện nhiệm vụ cụ thể:
+ Điều hành Hội đồng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
++ Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị;
++ Quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc đơn vị sự nghiệp công lập;
++ Quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức);
++ Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
++ Thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ;
++ Quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; kết quả quản lý điều hành của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đối với đơn vị sự nghiệp công lập và với cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
+ Ký văn bản của Hội đồng quản lý.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý
- Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị:
+ Triệu tập, chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý; chỉ đạo chuẩn bị các chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản lý.
+ Tham dự các cuộc họp, hội nghị của đơn vị, cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
Phạm vi quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp là gì?
Căn cứ theo quy định tại ban mô tả vị trí việc làm của Chủ tịch Hội đồng tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BTP có nêu rõ phạm vi quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Được quyền quyết định các vấn đề cụ thể theo quy chế làm việc, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
- Ký các văn bản Hội đồng quản lý.
- Được quyết định phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng quản lý.
- Được cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp liên quan đến công tác của Hội đồng quản lý.
Thông tư 06/2023/TT-BTP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/11/2023
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?