Có đánh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa miễn thuế đã thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng hay không?

Cho hỏi có đánh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa miễn thuế đã thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng hay không? - Câu hỏi của anh Lâm tại Hà Nội.

Quy định trách nhiệm áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:

Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
1. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
2. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
4. Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
5. Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.

Theo đó Bộ Công Thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ. Và Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.

Có đánh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa miễn thuế đã thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng hay không?

Có đánh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa miễn thuế đã thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng hay không? (Hình từ Internet)

Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế đã thông quan nhưng thay đổi mục đích sử dụng thì có phải chịu thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp?

Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) quy định như sau:

Khai hải quan
...
5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế; áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Như vậy, hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới.

Đồng thời, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Trường hợp hàng hóa này thuộc nhóm đối tượng bị đánh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp thì người nộp thuế có nghĩa vụ thực hiện nộp khoản thuế này đối với trường hợp nêu trên.

Nội dung này đã được trả lời tại Công văn 4211/TCHQ-TXNK năm 2022 về không áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với lô hàng đường thô xuất xứ từ Thái Lan nhiễm dầu thay đổi mục đích sử dụng do Tổng cục Hải quan ban hành.

Theo đó, Tổng cục Hải quan xác định một số sản phẩm đường mía phân loại theo mã HS 1701.13.00; 1701.14.00; 1701.91.00; 1701.99.10; 1701.99.90; và 1702.90.91 được nhập khẩu vào Việt Nam, có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan bị áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức Quyết định 1578/QĐ-BCT năm 2021.

Do đó, khi nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, hàng hóa này đã thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì nhóm hàng hóa nêu trên vẫn phải chịu thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp.

Việc kê khai, thu nộp thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp được thực hiện giống với thuế nhập khẩu có đúng không?

Căn cứ khoản 7 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định:

Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
...
7. Kê khai, thu thuế, nộp thuế, hoàn thuế đối với thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp thực hiện như đối với thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và pháp luật liên quan.

Như vậy, việc kê khai, thu nộp, hoàn thuế đối với thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp thực hiện như đối với thuế nhập khẩu.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế chống bán phá giá

Trần Thị Nguyệt Mai

Thuế chống bán phá giá
Thuế chống trợ cấp
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế chống bán phá giá có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế chống bán phá giá Thuế chống trợ cấp
MỚI NHẤT
Pháp luật
Không áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá trên 2% trong trường hợp nào?
Pháp luật
Có thể áp thuế chống bán phá giá khi hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước?
Pháp luật
Công thức tính thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu? Thuế chống bán phá giá được áp dụng trong vòng bao nhiêu năm?
Pháp luật
Tại sao áp dụng thuế chống bán phá giá? Áp dụng thuế chống bán phá giá để làm gì theo quy định?
Pháp luật
Thuế chống trợ cấp được áp dụng khi nào? Thuế chống trợ cấp có thể kéo dài trên 05 năm hay không?
Pháp luật
Hướng dẫn tính thuế chống trợ cấp hàng nhập khẩu? Nộp thừa thuế chống trợ cấp có được hoàn trả?
Pháp luật
Không áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức thì thuế chống trợ cấp tạm thời đã thu có được hoàn trả kèm lãi suất không?
Pháp luật
Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời là bao lâu? Quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Thuế tự vệ có được gia hạn tiếp tục hay không? Còn có những thuế khác nào được quy định theo pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Thuế chống bán phá giá được tính dựa trên những căn cứ nào? Phương pháp tính thuế chống bán phá giá?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào