Đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh tại Sở giao dịch chứng khoán phải thỏa mãn những điều kiện gì?
- Đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh tại Sở giao dịch chứng khoán phải thỏa mãn những điều kiện gì?
- Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm những loại tài liệu gì?
- Giấy đăng ký thành viên giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh được quy định như thế nào?
Đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh tại Sở giao dịch chứng khoán phải thỏa mãn những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 11 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định Công ty chứng khoán đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh phải đáp ứng các quy định sau:
- Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 9 Điều 22 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, cụ thể:
+ Công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau:
++ Là công ty chứng khoán được thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh;
++ Đáp ứng yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ cho giao dịch chứng khoán phái sinh;
++ Có hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung trong trường hợp đăng ký làm thành viên không bù trừ.
+ Công ty chứng khoán chỉ được đăng ký lại làm thành viên giao dịch sau 02 năm kể từ ngày hủy bỏ tư cách thành viên tự nguyện hoặc 03 năm kể từ ngày hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc.
- Đáp ứng các quy định tại khoản 2, 3 Điều 3 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022, cụ thể:
+ Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm:
++ Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng Quy chế về hệ thống công nghệ thông tin kết nối giao dịch đến Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội do Sở GDCK Việt Nam ban hành;
++ Có thiết bị cung cấp thông tin giao dịch chứng khoán của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội phục vụ nhà đầu tư;
++ Có trang thông tin điện tử đảm bảo thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và Quy chế công bố thông tin tại Sở GDCK Việt Nam và công ty con.
+ Có quy trình, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ giao dịch chứng khoán.
Đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh tại Sở giao dịch chứng khoán phải thỏa mãn những điều kiện gì?
Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm những loại tài liệu gì?
Căn cứ Điều 12 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 có quy định như sau:
- Đối với hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm:
+ Giấy đăng ký thành viên giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
+ Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Sở giao dịch chứng khoán;
+ Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung trong trường hợp đăng ký làm thành viên không bù trừ.
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh do UBCKNN cấp (đối với thành viên bù trừ chung hoặc thành viên bù trừ trực tiếp);
+ Thuyết minh cơ sở vật chất, nhân sự theo mẫu quy định tại Phụ lục 02/QCTV ban hành kèm theo Quy chế này.
+ Các quy trình, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ giao dịch chứng khoán tại Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội theo danh mục quy định tại Phụ lục 03/QCTV ban hành kèm theo Quy chế này.
+ Hồ sơ đăng ký kết nối giao dịch theo Quy chế về hệ thống công nghệ thông tin kết nối giao dịch đến Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội do Sở GDCK Việt Nam ban hành.
- Lưu ý: đối với công ty chứng khoán đang là thành viên giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở GDCK Việt Nam, hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm:
+ Giấy đăng ký thành viên giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
+ Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Sở giao dịch chứng khoán;
+ Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung trong trường hợp đăng ký làm thành viên không bù trừ.
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh do UBCKNN cấp (đối với thành viên bù trừ chung hoặc thành viên bù trừ trực tiếp);
+ Thuyết minh cơ sở vật chất, nhân sự theo mẫu quy định tại Phụ lục 02/QCTV ban hành kèm theo Quy chế này.
+ Các quy trình, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ giao dịch chứng khoán tại Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội theo danh mục quy định tại Phụ lục 03/QCTV ban hành kèm theo Quy chế này.
+ Hồ sơ đăng ký kết nối giao dịch theo Quy chế về hệ thống công nghệ thông tin kết nối giao dịch đến Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội do Sở GDCK Việt Nam ban hành.
+ Tài liệu, thành phần hồ sơ đăng ký thành viên được miễn trừ trong trường hợp tài liệu đó đã được nộp cho Sở GDCK Việt Nam trong thời hạn 06 tháng.
Giấy đăng ký thành viên giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh được quy định như thế nào?
Giấy đăng ký thành viên giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Xem toàn bộ mẫu Giấy đăng ký thành viên giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh: Tại đây.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?