Đề xuất nghỉ lễ 2 9 thêm 2 ngày kéo dài từ ngày 2/9 đến 5/9? Lễ Quốc Khánh 2/9 có thể nghỉ liên tiếp 4 ngày?

Đề xuất nghỉ lễ 2 9 thêm 2 ngày kéo dài từ ngày 2/9 đến 5/9? Lễ Quốc Khánh 2/9 có thể nghỉ liên tiếp 4 ngày?

Đề xuất nghỉ lễ 2 9 thêm 2 ngày kéo dài từ ngày 2/9 đến 5/9? Lễ Quốc Khánh 2/9 có thể nghỉ liên tiếp 4 ngày?

Xem thêm: Lịch nghỉ lễ 2 9 năm 2024 và lịch đi làm lại sau lễ 2 9 năm 2024

Xem thêm: Cập nhật lịch nghỉ lễ 2/9/2024 của Ngân hàng

Xem thêm: Mẫu lời chúc nghỉ lễ 2/9 Quốc Khánh năm 2024

Vừa qua, tổ chức công đoàn kiến nghị Đảng, Nhà nước bổ sung thêm hai ngày nghỉ dịp Quốc khánh so với hiện nay để công nhân, lao động được nghỉ làm, đưa con đến trường ngày khai giảng năm học mới (ngày 5/9 hằng năm).

Như vậy nghỉ lễ 2 9 sẽ kéo dài từ ngày 2/9 đến 5/9.

Tuy nhiên, đó chỉ mới là đề xuất và chưa được thông qua. Nếu đề xuất trên được thông qua thì người lao động có thể được nghỉ lễ 2 9 thêm 2 ngày kéo dài từ ngày 2/9 đến 5/9

Xem chi tiết đề xuất nghỉ lễ 2 9 sẽ kéo dài từ ngày 2/9 đến 5/9 tại đây

Hiện hành, quy định nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Đồng thời tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ hằng tuần
...
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương dịp Quốc Khánh 2/9 trong 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

Đồng thời nếu ngày 2 9 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Đề xuất nghỉ lễ 2 9 thêm 2 ngày kéo dài từ ngày 2/9 đến 5/9? Lễ Quốc Khánh 2/9 có thể nghỉ liên tiếp 4 ngày?

Đề xuất nghỉ lễ 2 9 thêm 2 ngày kéo dài từ ngày 2/9 đến 5/9? Lễ Quốc Khánh 2/9 có thể nghỉ liên tiếp 4 ngày? (Hình từ Internet)

Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động như thế nào?

Theo Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023, Bộ Luật lao động 2019 thì lịch nghỉ lễ Quốc khánh ngày 2 9 2024 như sau:

(1) Đối với cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8/2024 đến hết thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch

=>> Tức cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024 4 ngày từ thứ Bảy ngày 31/8/2024 đến hết thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch

(2) Đối với người lao động

Đối với dịp nghỉ lễ Quốc khánh: thứ Hai ngày 02/9/2024 Dương lịch và lựa chọn 01 trong 02 ngày: Chủ Nhật ngày 01/9/2024 hoặc thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch. Cụ thể:

Đối với người lao động có ngày nghỉ hằng tuần rơi vào thứ 7, Chủ nhật

THỨ HAI

THỨ BA

THỨ TƯ

THỨ NĂM

THỨ SÁU

THỨ BẢY

CHỦ NHẬT

26

27

28

29

30/8

31

1/9

2

3

4

5

6

7

8

>> Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày lễ Quốc khánh 2/9

Đối với người lao động có ngày nghỉ hằng tuần rơi vào Chủ nhật

THỨ HAI

THỨ BA

THỨ TƯ

THỨ NĂM

THỨ SÁU

THỨ BẢY

CHỦ NHẬT

26

27

28

29

30/8

31

1/9

2

3

4

5

6

7

8

>> Người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày lễ Quốc khánh 2/9

Đối với người lao động có ngày nghỉ hằng tuần không rơi vào thứ 7, Chủ nhật

Trường hợp 1: Chọn chủ nhật

THỨ HAI

THỨ BA

THỨ TƯ

THỨ NĂM

THỨ SÁU

THỨ BẢY

CHỦ NHẬT

26

27

28

29

30/8

31

1/9

2

3

4

5

6

7

8

Trường hợp 3: Chọn thứ 3

THỨ HAI

THỨ BA

THỨ TƯ

THỨ NĂM

THỨ SÁU

THỨ BẢY

CHỦ NHẬT

26

27

28

29

30/8

31

1/9

2

3

4

5

6

7

8

>> Người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày lễ Quốc khánh 2/9

Lễ Quốc Khánh 2 9 2024 có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam hay không?

Tại theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn cụ thể như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, ngày Lễ Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tức ngày 2/9/1945) được xem là một trong bảy ngày lễ lớn theo quy định của pháp luật.

Người dân được bắn những loại pháo hoa nào trong dịp lễ Quốc khánh 2 9 2024?

Tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được sử dụng pháo hoa bao gồm:

Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo đó, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.

Cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về pháo hoa như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Như vậy, khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP giải thích về hai khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ như sau:

- Pháo hoa nổ là loại pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

- Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kinh trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.

Muốn sử dụng pháo hoa nổ phải được cấp phép và chỉ được bắn trong các dịp Tết, Giỗ Tổ Hùng Vương, Quốc khánh… (theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP).

- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Theo quy định trên, pháo hoa người dân sử dụng sẽ khác pháo nổ. Loại pháo hoa mà người dân được phép bắn không phải loại pháo hoa có tiếng nổ. Sự khác biệt lớn nhất của pháo hoa so với pháo hoa nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ Quốc khánh

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

Lễ Quốc khánh
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lễ Quốc khánh có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào