Đề xuất sổ đỏ hộ gia đình có thể ghi đủ tên tất cả thành viên theo nhu cầu? Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình thì bán đất như thế nào?
Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên những ai theo quy định hiện hành?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (bị sửa đổi bởi khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) quy định về ghi tên thành viên trong sổ đỏ hộ gia đình như sau:
"1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:
...
c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó."
Tuy nhiên, khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT đã bị ngưng hiệu lực bởi Điều 1 Thông tư 53/2017/TT-BTNMT.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì sổ đỏ cấp cho hộ gia đình chỉ ghi tên của chủ hộ gia đình hoặc người đại diện là thành viên của hộ gia đình nếu chủ hộ không có chung quyền sử dụng đất của hộ.
Đề xuất sổ đỏ hộ gia đình có thể ghi đủ tên tất cả thành viên theo nhu cầu? Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình thì bán đất như thế nào?
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Sổ đỏ hộ gia đình có thể ghi đủ tên tất cả thành viên theo nhu cầu?
Khoản 5 Điều 120 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã đề xuất sổ đỏ hộ gia đình có thể ghi tên tất cả thành viên hộ gia đình như sau:
"5. Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì cấp một Giấy chứng nhận ghi tên đại diện hộ gia đình trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện hộ gia đình. Trường hợp các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì cấp một Giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên thành viên trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên Giấy chứng nhận do các thành viên này tự thỏa thuận bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật."
Như vậy, có 2 trường hợp có thể xảy ra như sau:
- Nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình không có nhu cầu thì Giấy chứng nhận vẫn được giữ nguyên như mẫu giấy của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
- Nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì cấp 01 Giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên thành viên trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình thì khi bán đất có phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên?
Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
"Điều 14. Quy định bổ sung về nộp hồ sơ, thủ tục khi đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình vào doanh nghiệp tư nhân, bao gồm:
a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Văn bản của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý đưa quyền sử dụng đất của hộ gia đình vào doanh nghiệp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận bị mất của cộng đồng dân cư được thực hiện như trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.
3. Trường hợp chuyển đổi công ty, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, tổ chức thì người chịu trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất là người sử dụng đất sau khi chuyển đổi công ty, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
4. Đối với giao dịch về quyền sử dụng đất được đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký là thời điểm có ghi ngày tháng năm sớm nhất thể hiện trong văn bản có ghi thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc trong số địa chính hoặc số theo dõi biến động đất đai.
5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật."
Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho đất của hộ gia đình thì phải có sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Diệp Khánh Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sổ đỏ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?