Đề xuất sửa đổi nội dung nào về việc tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp tại Thông tư 16/2021/TT-NHNN?
- Dự thảo sửa đổi nội dung nào về việc tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp tại Thông tư 16/2021/TT-NHNN?
- Bổ sung thêm điều kiện để tổ chức tín dụng được mua trái phiếu doanh nghiệp?
- Không được mua lại trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cho doanh nghiệp đi mua cổ phần, phần vốn góp, hợp tác với doanh nghiệp khác?
Dự thảo sửa đổi nội dung nào về việc tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp tại Thông tư 16/2021/TT-NHNN?
Dự thảo sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN sửa đổi 04 nội dung chính về việc tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, gồm:
(1) Cho phép ngân hàng mua lại trái phiếu doanh nghiệp đã bán trước đó đến ngày 31/12/2023.
(2) Cho phép ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích bổ sung vốn lưu động khi quản lý được nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập đầy đủ tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn lưu động.
(3) Không cho phép ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác.
(4) Một số sửa đổi khác liên quan đến phương thức thanh toán, xếp hạng nội bộ của ngân hàng và giám sát mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Đề xuất sửa đổi nội dung nào về việc tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp tại Thông tư 16/2021/TT-NHNN?
Bổ sung thêm điều kiện để tổ chức tín dụng được mua trái phiếu doanh nghiệp?
Hiện hành, khoản 6 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định về điều kiện để tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp như sau:
Nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp
...
6. Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi:
a) Trái phiếu doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp hợp pháp và phù hợp với phương án phát hành trái phiếu và/hoặc phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành được phê duyệt theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là phương án);
c) Doanh nghiệp phát hành cam kết mua lại trái phiếu trước hạn khi: Doanh nghiệp phát hành thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu trong thời gian tổ chức tín dụng nắm giữ trái phiếu; doanh nghiệp phát hành vi phạm quy định pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án;
d) Phương án khả thi và doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn;
đ) Doanh nghiệp phát hành không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất sửa đổi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN vào Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN như sau:
b) Bổ sung điểm e khoản 6 như sau:
“e) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (bao gồm cả khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành) của doanh nghiệp phát hành không vượt quá 05 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành đã được kiểm toán tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phát hành.”.
Theo đó, Dự thảo bổ sung quy định tổ chức tín dụng chỉ có thể mua trái phiếu doanh nghiệp khi hệ số Nợ/ Vốn chủ sở hữu (bao gồm cả khối lượng TPDN dự kiến phát hành) không vượt quá 5 lần dựa trên báo cáo tài chính gần nhất đã được kiểm toán.
Có nghĩa là các doanh nghiệp có mức đòn bảy cao hơn mức 5 này sẽ không thuộc đối tượng được tổ chức tín dụng mua trái phiếu nữa. Điều này nhằm tránh việc nhiều doanh nghiệp là công ty dự án có đòn bảy rất cao, lên đến chục và vài chục lần mặc dù đáp ứng các tiêu chí phát hành trái phiếu của Nghị định 153/2020/NĐ-CP hoặc sửa đổi với Nghị định 65/2022/NĐ-CP sẽ không được tổ chức tín dụng mua nữa.
Không được mua lại trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cho doanh nghiệp đi mua cổ phần, phần vốn góp, hợp tác với doanh nghiệp khác?
Hiện hành, khoản 8 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định 03 trường hợp tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp như sau:
- Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành;
- Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác;
- Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động.
Tại điểm c khoản 1 Điều 1 Dự thảo sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN bổ sung, sửa đổi quy định trên như sau:
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 8 như sau:
“b) Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại doanh nghiệp khác;”.
d) Bổ sung điểm d khoản 8 như sau:
“d) Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để hợp tác kinh doanh, hợp tác đầu tư với doanh nghiệp khác;”.
Như vậy, nếu Dự thảo sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN được thông qua thì tổ chức tín dụng không được mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
- Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành;
- Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại doanh nghiệp khác
- Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động.
- Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để hợp tác kinh doanh, hợp tác đầu tư với doanh nghiệp khác
Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN tại đây: tải
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trái phiếu doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?