Điểm năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trên tổng số điểm đánh giá hồ sơ dự thầu?
- Điểm năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trên tổng số điểm đánh giá hồ sơ dự thầu?
- Điểm tối thiểu tiêu chí năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đánh giá hồ sơ dự thầu là bao nhiêu?
- Việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên cơ sở nào?
Điểm năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trên tổng số điểm đánh giá hồ sơ dự thầu?
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định tại Điều 44 Nghị định 23/2024/NĐ-CP như sau:
Phương pháp đánh giá
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được thực hiện trên cơ sở phương pháp và tiêu chuẩn quy định tại Điều 62 của Luật Đấu thầu, tiêu chuẩn chi tiết và tiêu chí quy định tại các Điều 45, 46 và 47 của Nghị định này.
2. Hồ sơ dự thầu được đánh giá theo thang điểm 100 hoặc 1.000, trong đó điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa điểm năng lực, kinh nghiệm, điểm phương án đầu tư kinh doanh và điểm hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương, bảo đảm tổng tỷ trọng là 100%, trong đó:
a) Điểm năng lực, kinh nghiệm chiếm tỷ trọng từ 20% đến 30% tổng số điểm;
b) Điểm phương án đầu tư kinh doanh chiếm tỷ trọng từ 20% đến 50% tổng số điểm;
c) Điểm hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương chiếm tỷ trọng từ 30% đến 50% tổng số điểm.
....
Theo đó, điểm năng lực, kinh nghiệm chiếm tỷ trọng từ 20% đến 30% tổng số điểm đánh giá hồ sơ dự thầu.
Lưu ý:
- Hồ sơ dự thầu được đánh giá theo thang điểm 100 hoặc 1.000, trong đó điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa điểm năng lực, kinh nghiệm, điểm phương án đầu tư kinh doanh và điểm hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương, bảo đảm tổng tỷ trọng là 100%.
- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được thực hiện trên cơ sở phương pháp và tiêu chuẩn quy định tại Điều 62 Luật Đấu thầu 2023, tiêu chuẩn chi tiết và tiêu chí quy định tại các Điều 45 Nghị định 23/2024/NĐ-CP, Điều 46 Nghị định 23/2024/NĐ-CP và Điều 47 Nghị định 23/2024/NĐ-CP.
Điểm tối thiểu của tiêu chí năng lực, kinh nghiệm trong đánh giá hồ sơ dự thầu là bao nhiêu theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Điểm tối thiểu tiêu chí năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đánh giá hồ sơ dự thầu là bao nhiêu?
Điểm tối thiểu sau đây để được đánh giá, xếp hạng nhà đầu tư trong đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định 23/2024/NĐ-CP như sau:
Phương pháp đánh giá
...
3. Nhà đầu tư phải đáp ứng điểm tối thiểu sau đây để được đánh giá, xếp hạng:
a) Điểm tổng hợp tối thiểu không được thấp hơn 70% tổng số điểm;
b) Điểm tối thiểu của tiêu chuẩn, tiêu chuẩn chi tiết không thấp hơn 60% điểm tối đa của tiêu chuẩn đó. Đối với dự án áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, điểm tối thiểu của tiêu chuẩn, tiêu chuẩn chi tiết quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Nghị định này không thấp hơn 70% điểm tối đa của tiêu chuẩn đó;
c) Điểm tối thiểu của từng tiêu chí không thấp hơn 50% điểm tối đa của tiêu chí đó.
Nhà đầu tư đáp ứng điểm tối thiểu của từng tiêu chuẩn quy định tại khoản này và có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất.
...
Theo đó, điểm tối thiểu của tiêu chí năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đánh giá hồ sơ dự thầu không thấp hơn 50% điểm tối đa của tiêu chí.
Lưu ý:
- Nhà đầu tư đáp ứng điểm tối thiểu của từng tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định 23/2024/NĐ-CP và có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất.
- Điểm tổng hợp tối thiểu không được thấp hơn 70% tổng số điểm;
- Điểm tối thiểu của tiêu chuẩn, tiêu chuẩn chi tiết không thấp hơn 60% điểm tối đa của tiêu chuẩn đó.
+ Đối với dự án áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, điểm tối thiểu của tiêu chuẩn, tiêu chuẩn chi tiết quy định tại Điều 45 Nghị định 23/2024/NĐ-CP và Điều 46 Nghị định 23/2024/NĐ-CP không thấp hơn 70% điểm tối đa của tiêu chuẩn đó.
Việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên cơ sở nào?
Việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định tại Điều 62 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Phương pháp đánh giá lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước được áp dụng để đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư và hiệu quả phương án đầu tư kinh doanh do nhà đầu tư đề xuất, bao gồm hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.
2. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được thực hiện trên cơ sở các tiêu chuẩn sau đây:
a) Tiêu chuẩn đánh giá năng lực của nhà đầu tư về tài chính, khả năng thu xếp vốn, kinh nghiệm thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh tương tự;
b) Tiêu chuẩn đánh giá phương án đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật, xã hội, môi trường;
c) Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.
...
Theo đó, việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên cơ sở các tiêu chuẩn sau đây:
- Tiêu chuẩn đánh giá năng lực của nhà đầu tư về tài chính, khả năng thu xếp vốn, kinh nghiệm thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh tương tự;
- Tiêu chuẩn đánh giá phương án đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật, xã hội, môi trường;
- Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ sơ dự thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?