Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ tại địa bàn hoạt động hải quan là những loại hàng hóa nào?

Cho hỏi hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ tại địa bàn hoạt động hải quan là những loại hàng hóa nào? Câu hỏi của anh Hiếu đến từ Trà Vinh.

Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ tại địa bàn hoạt động hải quan là những loại hàng hóa gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định như sau:

Xác định hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ
1. Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ là hàng hóa mà chủ hàng hóa có văn bản từ bỏ hàng hóa; hàng hóa do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam bỏ lại cảng biển và người vận chuyển có văn bản từ bỏ quyền lưu giữ.

Theo như quy định trên thì hàng hóa mà chủ hàng hóa đã có văn bản từ bỏ hàng hóa hoặc hàng hóa do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam bỏ lại cảng biển và người vận chuyển có văn bản từ bỏ quyền lưu giữ sẽ được xem là hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ.

Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ tại địa bàn hoạt động hải quan là những loại hàng hóa nào?

Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ tại địa bàn hoạt động hải quan là những loại hàng hóa nào?

Xác định hành vi chứng tỏ từ bỏ hàng hóa của chủ hàng hóa tại địa bàn hoạt động hải quan được thực hiện thế nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định như sau:

Xác định hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ
...
2. Hàng hóa mà chủ hàng hóa thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ là hàng hóa thuộc đối tượng giám sát hải quan thuộc địa bàn hoạt động hải quan (cảng biển, cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, cảng nội địa ICD, địa điểm thu gom hàng lẻ CFS, kho ngoại quan, cảng hàng không, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và các địa bàn hoạt động hải quan khác) mà chủ hàng không đến nhận, không hồi đáp sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông báo.
Việc xác định chủ hàng hóa thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ tại một số địa bàn hoạt động hải quan đặc thù được thực hiện như sau:
a) Đối với hàng hóa trong kho ngoại quan:
- Chậm nhất là 15 ngày, trước ngày hợp đồng thuê kho ngoại quan hoặc hợp đồng gia hạn thuê kho ngoại quan hết hạn, chủ kho ngoại quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ hàng hóa biết về hợp đồng thuê kho hoặc hợp đồng gia hạn thuê kho sắp hết hạn để chủ hàng làm thủ tục đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan;
- Quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan hoặc hàng hóa hết hạn hợp đồng gia hạn thuê kho ngoại quan mà chủ hàng hóa không đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan thì hàng hóa đó được xác định là hàng hóa mà chủ hàng thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.
b) Đối với hàng hóa tại doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện hàng hóa nhập khẩu gửi qua doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan, hàng hóa gửi qua doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu nhưng không phát được cho người nhận, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thông báo bằng văn bản cho chủ hàng hóa đến nhận. Trường hợp quá 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần 1 mà chưa có người đến nhận, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thông báo lần 2 bằng văn bản cho chủ hàng hóa. Thông báo được gửi bằng thư bảo đảm qua dịch vụ chuyển phát có ký nhận hồi báo. Thời hạn để chủ hàng hóa đến nhận là 90 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu;
- Hết thời hạn đến nhận hàng hóa mà chủ hàng hóa không đến nhận hoặc không hồi đáp thì hàng hóa được xác định là hàng hóa mà chủ hàng thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.
c) Đối với hàng hóa, hành lý tại cảng hàng không:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc không có người nhận hàng (đối với hàng hóa) hoặc kể từ ngày hành lý được vận chuyển đến địa điểm đến (đối với hành lý), người vận chuyển có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người gửi hàng đến nhận hàng (đối với hàng hóa) hoặc niêm yết tại sân bay (đối với hành lý). Thời hạn thông báo là 60 ngày (đối với hàng hóa), 30 ngày (đối với hành lý) kể từ ngày bắt đầu thông báo, niêm yết;
- Hết thời hạn thông báo mà không có người đến nhận hoặc không hồi đáp thì hàng hóa, hành lý được xác định là hàng hóa mà chủ hàng thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.

Theo đó, sẽ có 03 trường hợp cần phải xác định hành vi chứng tỏ từ bỏ hàng hóa của chủ hàng hóa tại địa bàn hoạt động hải quan:

- Hàng hóa trong kho ngoại quan

- Hàng hóa tại doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính

- Hàng hóa, hành lý tại cảng hàng không.

Việc xác định hành vi chứng tỏ từ bỏ hàng hóa của chủ hàng hóa tại địa bàn hoạt động hải quan được thực hiện theo quy định trên.

Hàng đến cửa khẩu nhưng không có người nhận trong thời gian bao lâu thì sẽ được theo dõi, tổng hợp về hàng hóa tồn đọng?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định như sau:

Theo dõi, bảo quản hàng hóa tồn đọng
1. Người vận chuyển có trách nhiệm cung cấp thông tin về danh sách vận đơn quá 90 ngày, kể từ ngày hàng đến cửa khẩu nhập chưa có người nhận cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để làm cơ sở theo dõi, tổng hợp tình hình hàng hóa tồn đọng.
2. Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chủ kho ngoại quan, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng) có trách nhiệm:
a) Theo dõi, thống kê, phân loại hàng hóa tồn đọng;
b) Bố trí địa điểm cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ, bảo quản hàng hóa tồn đọng trong thời gian chờ xử lý theo yêu cầu của cơ quan Hải quan.

Theo đó, nếu như hàng hóa đến cửa khẩu quá 90 ngày mà không có người nhận thì người vận chuyển hàng hóa có trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để theo dõi, tổng hợp tình hình hàng hóa tồn đọng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa tồn đọng

Lê Nhựt Hào

Hàng hóa tồn đọng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa tồn đọng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa tồn đọng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa tồn đọng có bao gồm hàng hóa mà chủ hàng hóa thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ không? Việc xác định chủ hàng hóa được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Mẫu Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan? Ai có trách nhiệm lập Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng?
Pháp luật
Mẫu thông báo tình hình hàng hóa tồn đọng của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng là mẫu nào? Doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng là doanh nghiệp nào?
Pháp luật
Hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan bao gồm những loại hàng hóa nào theo quy định?
Pháp luật
Hàng hóa nào được xem là hàng hóa tồn động được lưu giữ tại khu vực cảng thuộc địa bàn hoạt động hải quan?
Pháp luật
Doanh nghiệp không thông báo đúng thời hạn tình hình hàng hóa tồn đọng tại cảng thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì có bị phạt không?
Pháp luật
Hàng hóa lưu giữ tại kho bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan như thế nào sẽ được xem là hàng hóa tồn đọng?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm quyết định thành lập Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng theo từng năm? Thành phần Hội đồng gồm có những ai?
Pháp luật
Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ tại địa bàn hoạt động hải quan là những loại hàng hóa nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp phải thông báo tình hình hàng hóa tồn đọng cho cơ quan hải quan trong thời gian nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào