Mã loại hình nào sẽ được sử dụng trong việc xuất khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp chế xuất xuất bán phế liệu, phế phẩm?

Xuất bán phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất vào thị trường nội địa là xuất khẩu tại chỗ theo hợp đồng mua bán trực tiếp, không qua chỉ định và không phải trường hợp thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước của doanh nghiệp chế xuất thực hiện mã loại hình nào B11 hay H21?

Phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được phép bán vào thị trường nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài có cần phải thực hiện thủ tục hải quan?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) có đề cập như sau:

Điều 75. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải của doanh nghiệp chế xuất
1. Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho doanh nghiệp chế xuất, hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định, hàng tiêu dùng nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất.
Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Người khai hải quan phải khai đầy đủ thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống trừ thông tin về mức thuế suất và số tiền thuế.
Trường hợp nhà thầu nhập khẩu hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho doanh nghiệp chế xuất thì thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất; nhà thầu nhập khẩu thực hiện khai tờ khai hải quan nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, chỉ tiêu “Phần ghi chú” khai thông tin số hợp đồng theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 16 Thông tư này và ngay khi được thông quan hàng hóa phải đưa trực tiếp vào doanh nghiệp chế xuất. Sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng thầu, doanh nghiệp chế xuất và nhà thầu nhập khẩu báo cáo lượng hàng hóa đã nhập khẩu cho cơ quan hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất theo mẫu số 20/NTXD-DNCX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
2. Đối với hàng hóa mua, bán giữa doanh nghiệp chế xuấtvới doanh nghiệp nội địa: doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86 Thông tư này.
3. Đối với hàng hóa mua, bán giữa hai doanh nghiệp chế xuất: Trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan thì thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này.
4. Xử lý phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất
a) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó doanh nghiệp chế xuất làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng;
b) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép xuất khẩu ra nước ngoài: doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này.
5. Việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.
6. Đối với hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất đã xuất khẩu phải tạm nhập để sửa chữa, bảo hành sau đó tái xuất thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng bị trả lại theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP .
7. Doanh nghiệp chế xuấtthực hiện xử lý phế thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp chế xuất có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.

Như vậy, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được phép bán vào thị trường nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài phải thực hiện thủ tục hải quan.

Mã loại hình nào sẽ được sử dụng trong việc xuất khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp chế xuất xuất bán phế liệu, phế phẩm?

Mã loại hình nào sẽ được sử dụng trong việc xuất khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp chế xuất xuất bán phế liệu, phế phẩm?

Mã loại hình nào sẽ được sử dụng trong việc xuất khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp chế xuất xuất bán phế liệu, phế phẩm?

Theo hướng dẫn tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 thì mã loại hình B11-Xuất kinh doanh sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán. Căn cứ các quy định nêu trên trường hợp doanh nghiệp chế xuất bán phế liệu, phế phẩm được loại ra trong quá trình sản xuất theo hợp đồng mua bán thì sử dụng mã loại hình B11.

Quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất được quy định ra sao?

Theo quy định tại Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) thì quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất như sau:

"Điều 74. Quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
a) Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư này;
b) Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;
c) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất;
d) Hàng hóa của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;
đ) Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.
2. Hàng hóa DNCX nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định như hàng hóa nhập khẩu không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì khi trao đổi, mua bán hàng hóa này với doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan.
Hàng hóa DNCX mua từ nội địa và đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định như doanh nghiệp không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì hoạt động mua bán này không phải làm thủ tục hải quan. Trường hợp DNCX mua từ nội địa các loại hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu thì phải làm thủ tục hải quan trừ trường hợp hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của DNCX (Ví dụ: than đá sử dụng trong quá trình đốt lò phục vụ sản xuất của DNCX)."
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp chế xuất

Đặng Tấn Lộc

Doanh nghiệp chế xuất
Xuất khẩu tại chỗ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp chế xuất có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp chế xuất Xuất khẩu tại chỗ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cung cấp suất ăn công nghiệp cho doanh nghiệp chế xuất sẽ áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu phần trăm?
Pháp luật
Hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất? DNCX có được thực hiện hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động chế xuất?
Pháp luật
Máy móc mượn nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất, trong thời gian mượn bị hỏng thì xử lý như thế nào?
Mong
Thương nhân nước ngoài bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất thì có chịu thuế nhà thầu hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất có cần làm thủ tục hải quan không? Doanh nghiệp nội địa bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất có được tính thuế VAT là 0% không?
Pháp luật
Xuất khẩu tại chỗ là gì? Doanh nghiệp muốn xuất khẩu tại chỗ cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào và thủ tục ra sao?
Pháp luật
Hiểu về doanh nghiệp chế xuất theo quy định pháp luật mới nhất? Doanh nghiệp chế xuất không bắt buộc phải làm thủ tục hải quan trong trường hợp nào?
Pháp luật
Xuất hóa đơn gia công cho doanh nghiệp chế xuất thì có được sử dụng ngoại tệ không? Nếu được thì phải thể hiện như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định sử dụng loại hóa đơn nào? Hình thức thanh lý hàng hóa nhập khẩu?
Pháp luật
Phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được xử lý thế nào? Quy định về tiêu hủy phế liệu, phế phẩm?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào