Mẫu đơn xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 mới nhất? Tải về mẫu đơn xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 ở đâu?
Mẫu đơn xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 mới nhất? Tải về mẫu đơn xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 ở đâu?
Hiện nay, việc xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 là một bước quan trọng để đảm bảo công trình xây dựng tuân thủ quy định của pháp luật và an toàn cho cộng đồng xung quanh. Mẫu đơn xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 thường yêu cầu các thông tin về chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, diện tích công trình, và cam kết tuân thủ các quy định về an toàn và môi trường. Ngoài ra, đơn cần đi kèm với các giấy tờ như bản vẽ thiết kế, sổ đỏ hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Việc chuẩn bị một mẫu đơn xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 hoàn chỉnh và chính xác giúp tăng cơ hội được cấp phép nhanh chóng, tránh các vấn đề pháp lý trong quá trình xây dựng.
Theo đó, căn cứ Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định mẫu đơn xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 như sau:
>> Mẫu đơn xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4: Tải về
Mẫu đơn xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 mới nhất? Tải về mẫu đơn xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 ở đâu? (Hình ảnh Internet)
Điều kiện Nhà ở riêng lẻ cần đáp ứng để được cấp giấy phép xây dựng là gì?
Căn cứ Điều 93 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và điểm a khoản 3 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019 quy định điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ:
Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:
a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;
d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.
2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
Theo đó, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị:
- Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
- Bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa;
- Bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
- Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có);
- Bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.
- Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
- Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
- Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng;
- Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
(2) Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có phải bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép chậm không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 104 Luật Xây dựng 2014 quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được quy địnhnhư sau:
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
...
5. Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?