Mẫu đơn yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như thế nào?
- Mẫu đơn yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như thế nào?
- Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như thế nào?
- Sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng của người khác bị phạt thế nào?
Mẫu đơn yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như thế nào?
Mẫu đơn yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng là mẫu số 26 tiểu mục 17 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT.
>> Tải về mẫu đơn yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng tại đây
Mẫu đơn yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như thế nào? (Hình từ internet)
Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 17 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT quy định về trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối giống cây trồng thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ gồm:
- Đơn yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 26 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Bản sao giấy chứng nhận đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
- 02 ảnh 3 cm x 4 cm.
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:
Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định và cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 27 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP, trả kết quả và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do.
Sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng của người khác bị phạt thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định về các vi phạm quy định về quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng như sau:
Vi phạm quy định về quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác để hành nghề, bao gồm:
a) Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới;
b) Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng;
c) Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng;
d) Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống; Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng;
đ) Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
e) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại các loại quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
Bên cạnh đó, hành vi sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với cây trồng của người khác để hành nghề còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
Lưu ý: Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền của tổ chức sẽ gấp 2 lần cá nhân.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giống cây trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?