Mức chi thù lao và các khoản hỗ trợ khác đối với hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở là bao nhiêu?
Mức thù lao cho hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở là bao nhiêu?
Căn cứ quy định khoản 19 Điều 4 Thông tư liên tịch 100/2014/TTLT-BTC-BTP quy định như sau:
Mức chi
...
19. Chi thù lao cho hòa giải viên (đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hòa giải): Mức chi tối đa 200.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải.
Như vậy, hiện nay mức chi thù lao cho hòa giải viên là chi tối đa 200.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải.
Ngoài ra, vì Thông tư liên tịch 100/2014/TTLT-BTC-BTP đã thực hiện được 08 năm. Do đó, hiện nay Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý sửa đổi quy định trên. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tăng mức chi thù lao cho hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
Mức chi thù lao và các khoản hỗ trợ khác đối với hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức chi các khoản hỗ trợ khác thù lao đối với hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải tại cơ sở được quy định như thế nào?
Ngoài mức chi thù lao nêu trên, pháp luật còn quy định mức chi hỗ trợ cho hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải cơ sở tại khoản 17 đến khoản 21 Điều 4 Thông tư liên tịch 100/2014/TTLT-BTC-BTP như sau:
Mức chi
...
17. Hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút đối với hòa giải viên bị tai nạn trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở (bao gồm cả trường hợp hòa giải viên bị tai nạn được cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc trước khi chết) được thực hiện như sau:
Đối với người bị tai nạn có tham gia bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí y tế cho cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút đối với người bị tai nạn được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
Đối với người bị tai nạn không tham gia bảo hiểm y tế ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút bằng mức hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế.
18. Hỗ trợ thu nhập thực, tế bị mất hoặc bị giảm sút đối với hòa giải viên bị tai nạn trong thời gian cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 09/07/2013 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn quy trình, thủ tục, hồ sơ, mức hỗ trợ người đang trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe.
...
20. Hỗ trợ chi phí mai táng cho người tổ chức mai táng hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro bị thiệt hại về tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở: Mức chi bằng 05 tháng lương cơ sở.
21. Chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải (chi mua văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, nước uống phục vụ các cuộc họp của tổ hòa giải): Mức chi tối đa 100.000 đồng/tổ hòa giải/tháng.
Như vậy ngoài mức chi thù lao, hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải tại cơ sở có thể nhận thêm các khoản hỗ trợ theo quy định nêu trên.
Quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên đối với việc hòa giải tại cơ sở là gì?
Căn cứ Điều 9 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định quyền của hòa giải viên bao gồm:
- Thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Đề nghị các bên có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải.
- Tham gia sinh hoạt, thảo luận và quyết định nội dung, phương thức hoạt động của tổ hòa giải.
- Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải.
- Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải.
- Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Được hỗ trợ, tạo điều kiện để khắc phục hậu quả nếu gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải.
- Kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hòa giải.
Căn cứ Điều 10 Luật hòa giải ở cơ sở 2013 quy định hòa giải viên có nghĩa vụ như sau:
- Thực hiện hòa giải khi có căn cứ theo quy định.
- Tuân thủ các nguyên tắc quy định.
- Từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.
- Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng.
- Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hòa giải viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?