Nghi phạm đánh học sinh lớp 8 chết não có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Nghi phạm đánh học sinh lớp 8 chết não có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Viện Kiểm sát nhân dân quận Long Biên đã phê chuẩn và tống đạt đến bị can trong tối 27/3/2024. Theo đó, VKS khởi tố và bắt tạm giam nghi phạm về “Tội cố ý gây thương tích” (Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Căn cứ tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.
Theo đó, nghi phạm đánh học sinh lớp 8 chết não bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích với loại hình và mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Đồng thời, trong vụ án này, nghi phạm có thể phải chịu tình tiết tăng nặng định khung như:
- Phạm tội “đối với người dưới 16 tuổi” theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017;
- Làm chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 (dùng vũ khí, hung khí nguy hiểm; gây thương thích cho người dưới 16 tuổi; có tính chất côn đồ;...) quy định tại điểm d khoản 2 , điểm c khoản 3, điểm a, điểm d khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Nghi phạm đánh học sinh lớp 8 chết não có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Cố ý gây thương tích làm chết người là gì?
Cố ý gây thương tích làm chết người là hành vi của người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể, sức khỏe của nạn nhân nhưng gây ra hậu quả chết người. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội.
Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau:
+ Tội giết người (Điều 123)
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134)
+ Tội hiếp dâm (Điều 141)
+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)
+ Tội cưỡng dâm (Điều 143)
+ Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144)
+ Tội mua bán người (Điều 150)
+ Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151)
+ Tội cướp tài sản (Điều 168)
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)
+ Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
+ Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
+ Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)
+ Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)
+ Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248)
+ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249)
+ Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)
+ Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)
+ Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252)
+ Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265)
+ Tội đua xe trái phép (Điều 266)
+ Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286)
+ Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 287)
+ Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289)
+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290)
+ Tội khủng bố (Điều 299)
+ Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303)
+ Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304).
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội cố ý gây thương tích có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?