Quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo ngoài lương cơ sở, phụ cấp tại Nghị quyết 126 như thế nào?

Quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo ngoài lương cơ sở, phụ cấp tại Nghị quyết 126 như thế nào?

Quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo ngoài lương cơ sở, phụ cấp tại Nghị quyết 126 như thế nào?

Ngày 01/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 126 NQ-CP năm 2024 về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024.

Theo đó, trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, tổ chức ngày 24 và ngày 27 tháng 8 năm 2024.

Tại Mục 5 Nghị quyết 126 NQ-CP năm 2024, Chính phủ quyết nghị các nội dung cụ thể về dự án Luật Nhà giáo như sau:

- Bám sát và thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua trong Đề nghị xây dựng Luật tại Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan về nhà giáo; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn, nhất là những bài học từ công tác quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua;

Có lộ trình, bước đi phù hợp, bảo đảm tính khả thi và nguồn lực để thực hiện; bảo đảm đúng nguyên lý và nội hàm của quản lý nhà nước, giảm tối thiểu những việc làm cụ thể không phải quản lý nhà nước; tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức, nhưng cần kế thừa các quy định còn phù hợp với đặc thù nghề dạy học của Luật này; quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo (ngoài lương cơ sở, phụ cấp là cao nhất như Kết luận 91-KL/TW năm 2024 đã nêu) thì cần thiết kế thêm các chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài vào ngành giáo dục, người có tâm huyết giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo phù hợp, khả thi, có khả năng đáp ứng nguồn lực của ngân sách nhà nước;

Cần làm rõ đặc điểm nghề nghiệp của nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo và phương thức đào tạo có tính đến yếu tố đặc thù trong từng lĩnh vực để làm căn cứ quy định chính sách phù hợp; cần phân cấp, phân quyền mạnh trong hệ thống cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; giảm tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của các cấp, các ngành, của giáo viên, của người dân; tăng cường hợp tác công tư trong đào tạo đội ngũ nhà giáo, khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo, tạo điều kiện để nhà giáo được tự do hành nghề trong khuôn khổ pháp luật; giao Chính phủ quy định về đội ngũ nhà giáo trong lực lượng vũ trang cho phù hợp, đúng thẩm quyền.

Đối với các quy định đặc thù trong dự thảo Luật Nhà giáo khác với các quy định của các luật hiện hành khác thì cần có giải pháp để xử lý sự khác nhau đó tại luật này hoặc luật có liên quan; cần thiết làm rõ, cụ thể trong điều khoản thi hành, điều khoản chuyển tiếp.

- Rà soát, bảo đảm tính phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm các quy định khi ban hành là hợp lý, khả thi, hiệu quả.

- Tích cực tham khảo kinh nghiệm quốc tế, có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của giáo dục Việt Nam.

- Tích cực tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận cao; phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong quá trình soạn thảo, hoàn thiện Dự thảo luật.

Quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo ngoài lương cơ sở, phụ cấp tại Nghị quyết 126 như thế nào?

Quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo ngoài lương cơ sở, phụ cấp tại Nghị quyết 126 như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Tính tiền lương giáo viên là viên chức như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn cách tính lương, phụ cấp và hoạt động phí đối với các đối tượng được hưởng mức lương cơ sở mới 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2024 tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 8, khoản 9 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNV.

Theo đó, giáo viên các cấp có 02 nhóm đối tượng bao gồm giáo viên là viên chức và giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động.

Như vậy giáo viên là viên chức thuộc đối tượng được tăng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng và sẽ áp dụng công thức tính mức lương theo hướng dẫn tại Thông tư 07/2024/TT-BNV.

Cụ thể, công thức tính mức lương giáo viên theo mức lương cơ sở mới:

Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2024 = Mức lương cơ sở 2,34 triệu/tháng x Hệ số lương.

Trong đó:

- Hệ số lương giáo viên mầm non áp dụng theo Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT.

- Hệ số lương giáo viên tiểu học áp dụng theo Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT.

- Hệ số lương giáo viên THCS áp dụng theo Điều 7 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.

- Hệ số lương giáo viên THPT áp dụng theo Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.

- Hệ số lương giảng viên đại học áp dụng theo Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT.

Lưu ý: Tiền lương giáo viên nêu trên chỉ tính dựa trên hệ số lương và lương cơ sở theo quy định và không bao gồm các khoản phụ cấp (nếu có).

Mức phụ cấp thâm niên của giáo viên được quy định ra sao?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP thì mức phụ cấp thâm niên đối với giáo viên như sau:

- Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

- Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

- Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ

x

Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà giáo

Nguyễn Đỗ Bảo Trung

Nhà giáo
Lương cơ sở
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà giáo có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà giáo Lương cơ sở
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu có được tăng mức lương cơ sở không? Mức lương cơ sở mới nhất là bao nhiêu?
Pháp luật
Chính thức chưa tăng lương cán bộ, công chức và LLVT trong năm 2025? Lương cơ sở năm 2025 thế nào?
Pháp luật
Từ 2025: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được thưởng 8 lần mức lương cơ sở
Pháp luật
Nhà giáo có vị thế như thế nào trong xã hội? Nhà giáo có được ký hợp đồng thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục khác?
Pháp luật
Năm 2025 tiếp tục tăng lương cơ sở 30% hay bỏ lương cơ sở xây dựng 5 bảng lương mới đối với CBCCVC và LLVT?
Pháp luật
Nhà giáo có cần học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm không? Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp là gì?
Pháp luật
Bằng Cao Đẳng Chuyên nghiệp có đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đối với nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng không?
Pháp luật
Giáo viên dạy lớp 2 có trẻ khuyết tật trong trường phổ thông dân tộc bán trú có thuộc đối tượng được phụ cấp không?
Pháp luật
Đi nghĩa vụ quân sự được hưởng lương theo mức lương cơ sở có đúng không? Mức lương cơ sở theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Giáo viên hợp đồng có được kết hôn với học sinh không? Giáo viên hợp đồng là gì? Có phải là viên chức không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào