Quyết định 2538 quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan thế nào?
- Quyết định 2538 quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan thế nào?
- Giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra sao?
- Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan thế nào?
Quyết định 2538 quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan thế nào?
Ngày 01/11/2024, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định 2538/QĐ-TCHQ năm 2024 về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng vận chuyển chịu giám sát hải quan và hàng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khi hệ thống điện tử của hải quan gặp sự cố.
Cụ thể, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-TCHQ năm 2024 hướng dẫn trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại điểm a.2, điểm b.2 khoản 1 Điều 6 Thông tư 191/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 56/2019/TT-BTC (sau đây gọi là hàng hóa nhóm 2) trong trường hợp hệ thống gặp sự cố.
Quy trình được áp dụng với cơ quan hải quan, công chức hải quan có liên quan đến việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; hàng hóa nhóm 2.
Theo đó, trình tự đưa hàng hóa xuất nhập khẩu về bảo quản được quy định tại Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-TCHQ năm 2024 như sau:
- Căn cứ văn bản đề nghị đưa hàng về bảo quản của người khai hải quan theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC hoặc văn bản của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đề nghị đưa hàng về địa điểm khác để kiểm tra theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC, công chức hải quan kiểm tra thông tin khai bảo với các điều kiện cho phép đưa hàng về bảo quản quy định tại Điều 33 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC và quy định của pháp luật có liên quan.
- Xử lý kết quả kiểm tra
+ Trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện đưa về bảo quản, thông báo cho người khai hải quan lý do từ chối thông qua phiếu yêu cầu nghiệp vụ theo mẫu số 05/YCNV/GSQL. Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ năm 2015.
+ Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện đưa hàng về bảo quản, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện như sau:
++ Đề xuất Chi cục trường phê duyệt đưa hàng về bảo quản, công chức kiểm tra nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí (nếu có), trong đó ghi nhận cụ thể cân cứ chấp nhận đưa hàng về bảo quản, địa điểm bảo quản hàng hóa....
++ Sau khi được Chi cục trường phê duyệt, công chức hải quan ghi nội dụng “cho phép đưa hàng về bảo quản tại địa chỉ...", ngày tháng năm, ký tên đóng dầu trên ô 37 tờ khai hải quan.
++ Sau khi có kết quả kiểm tra do cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi đến hoặc do người khai hải quan nộp trực tiếp cho cơ quan hải quan (sử dụng thông tin đến trước), công chức kiểm tra, đối chiếu với thông tin khai trên từ khai hải quan, nếu lô hàng đủ điều kiện được phép nhập khẩu thì ghi nhận kết quả kiểm tra và xác nhận hoàn thành kiểm tra hồ sơ trên mẫu số 06/PGKQKT/GSQL phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC, chuyển hồ sơ sang bước 4 Điều 1 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-TCHQ năm 2024 để xác nhận thông quan, nếu lô hàng không được phép nhập khẩu tiến hành xử lý theo quy định hiện hành.
Quyết định 2538 quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan thế nào? (Hình từ internet)
Giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra sao?
Căn cứ tại Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-TCHQ năm 2024 có quy định về giải phóng hàng hóa như sau:
Căn cứ đề nghị giải phòng hàng của người khai hải quan và các quy định về các trường hợp được giải phóng hàng, công chức đề xuất cho phép giải phóng hàng. Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt thực hiện như sau:
- Khi người khai hải quan đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, công chức hải quan ghi nội dung "cho phép giải phóng hàng chờ ....", ngày tháng năm, ký tên đóng dầu trên ô 37 tờ khai hải quan.
- Sau khi giải phóng hàng, căn cứ các quy định tại Điều 33 Thông tư 38/2015/TT-BTC, nếu thuộc trường hợp thông quan thi công chức đóng dầu ghi nhận kết quả kiểm tra và xác nhận hoàn thành kiểm tra hồ sơ trên mẫu số 06/PGKQKT/GSQL ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC và chuyển sang bước 4 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-TCHQ năm 2024 để xác nhận thông quan.
Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-TCHQ năm 2024 có quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan như sau:
Đối với hàng hóa xuất khẩu: Công chức hải quan tại cửa khẩu xuất kiểm tra thông tin trên tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan xác nhận thông quan, giải phóng hàng, Biên ban bản giao (nếu có) do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình và xử lý như sau:
- Kiểm tra, đối chiếu số seal hải quan/seal hăng vận tải, số container (đối với lô hàng vận chuyển bằng container), số lượng kiện trọng lượng (đối với hàng hóa giao nhận dưới dạng kiện rời) với thông tin trên Biên bản bàn giao (nếu có) đối với lô hàng phải niêm phong hải quan.
Vào Sổ theo dõi các trường hợp theo quy trình giám sát thủ công để theo dõi hàng hóa xếp hàng lên phương tiện vận tải.
- Ký tên, đóng dầu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ở 31 tờ khai hàng hóa xuất khẩu, lưu 01 bản chụp và trả lại bản chính cho người khai hai quan để theo dõi xếp hàng lên phương tiện vận tải.
- Phản hồi thông tin hàng hóa xuất khẩu đã vận chuyển đến đích cho Chỉ cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai biết.
Đối với hàng hóa nhập khẩu:
- Đối với lô hàng phải đưa về địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu để kiêm tra thực tế:
+ Tiếp nhận tờ khai hải quan do người khai hải quan xuất trình, kiểm tra đổi chiều thông tin số container, số seal hãng vận chuyển đối với hàng hóa vận chuyến bằng container, số lượng kiện đổi với hàng kiện với thông tin khai báo trên tờ khai hải quan.
+ Niêm phong hải quan và lập 02 Biên bản bản giao theo mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC để bàn giao cho Chi cục hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định.
Trường hợp nếu là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong được, công chức hải quan ghi chủ tình trạng "hàng không đủ điều kiện niêm phong", ghi rõ các thông tin khác (nếu có) về hàng hóa như tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ trên Biên bản bàn giao và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa gửi kèm Biên bản bàn giao (nếu thấy cần thiết).
+ Chi cục hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến thực hiện tiếp nhận Biên bản bàn giao lô hàng nhập khẩu, thực hiện các bước theo quy định tại bước 3 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-TCHQ năm 2024 và phản hồi thông tin hàng hóa đã vận chuyển đến đích cho Chi cục hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi biết.
- Trường hợp háng hóa nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa về địa điểm kiểm tra (hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan), công chức hải quan ký tên, đóng dầu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ở 36 trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu do người khai hải quan xuất trình, lưu 01 bản chụp và trả cho người khai hải quan đỡ lấy hàng qua khu vực giám sát hải quan.
Trường hợp hàng hóa đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, sau khi xác nhận trên ở 36 trên tờ khai, Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa phản hồi thông tin tờ khai đã xác nhận hàng qua khu vực giám sát cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai biết, phối hợp theo dõi hàng hóa.
- Trường hợp dùng đưa hàng qua khu vực giảm sát thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Xem chi tiết tại Quyết định 2538/QĐ-TCHQ ngày 01/11/2024.
Phạm Ngô Hồng Phúc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám sát hải quan có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?
- Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? Giao dịch trái phiếu được thanh toán qua hệ thống theo phương thức nào?
- Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên mấy lần? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?