TCVN 13729:2023 về Đánh giá thiết bị điện và điện tử liên quan đến giới hạn phơi nhiễm lên người trong trường điện từ (0 Hz đến 300 GHz) thế nào?
- TCVN 13729:2023 về Đánh giá thiết bị điện và điện tử liên quan đến giới hạn phơi nhiễm lên người trong trường điện từ (0 Hz đến 300 GHz) thế nào?
- Yêu cầu chung độ không đảm bảo về Đánh giá thiết bị điện và điện tử liên quan đến giới hạn phơi nhiễm lên người trong trường điện từ (0 Hz đến 300 GHz) ra sao?
- Xem xét nguồn nhiều tần số thực hiện thế nào?
TCVN 13729:2023 về Đánh giá thiết bị điện và điện tử liên quan đến giới hạn phơi nhiễm lên người trong trường điện từ (0 Hz đến 300 GHz) thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13729:2023 (IEC 62311:2019) về Đánh giá thiết bị điện và điện tử liên quan đến giới hạn phơi nhiễm lên người trong trường điện từ (0 Hz đến 300 GHz) hay còn gọi là Assessment of electronic and electrical equipment related to human exposure restrictions for electromagnetic fields (0 Hz to 300 GHz)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13729:2023 (IEC 62311:2019) áp dụng cho thiết bị điện và điện tử mà thiết bị này không áp dụng tiêu chuẩn sản phẩm chuyên dụng hoặc tiêu chuẩn dòng sản phẩm liên quan đến phơi nhiễm lên người trong trường điện từ. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13729:2023 (IEC 62311:2019) đề cập đến thiết bị có bộ bức xạ có chủ ý hoăc không có chủ ý cũng như sự kết hợp của chúng.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13729:2023 (IEC 62311:2019) cung cấp các phương pháp đánh giá và tiêu chí để đánh giá các thiết bị dựa theo các giới hạn phơi nhiễm lên người liên quan đến trường điện, trường từ và trường điện từ. Phạm vi dải tần từ 0 Hz đến 300 GHz.
CHÚ THÍCH 1: Hướng dẫn thêm về việc áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13729:2023 (IEC 62311:2019) và mối liên quan của nó với các tiêu chuẩn EMF khác được cho trên Hình 1.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13729:2023 (IEC 62311:2019) không quy định các giới hạn được thể hiện bằng các giới hạn cơ bản và/hoặc các mức tham chiếu. Các giới hạn này phải chịu chương trình đánh giá được áp dụng, ví dụ theo các giới hạn địa phương.
CHÚ THÍCH 2: Các phương pháp đánh giá và tiêu chí để đánh giá thiết bị dựa theo các giới hạn cơ bản hoặc các mức tham chiếu, có thể được sử dụng đối với phơi nhiễm công chúng hoặc phơi nhiễm nghề nghiệp.
TCVN 13729:2023 về Đánh giá thiết bị điện và điện tử liên quan đến giới hạn phơi nhiễm lên người trong trường điện từ (0 Hz đến 300 GHz) thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung độ không đảm bảo về Đánh giá thiết bị điện và điện tử liên quan đến giới hạn phơi nhiễm lên người trong trường điện từ (0 Hz đến 300 GHz) ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13729:2023 (IEC 62311:2019) quy định về yêu cầu chung độ không đảm bảo về Đánh giá thiết bị điện và điện tử liên quan đến giới hạn phơi nhiễm lên người trong trường điện từ (0 Hz đến 300 GHz) như sau:
Độ không đảm bảo phải được ước lượng đối với mọi giá trị đo và tính toán của cường độ trường, mật độ công suất hoặc đánh giá SAR. Nó phải tính đến các yêu cầu cụ thể được xác định trong tiêu chuẩn cơ bản hoặc tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể được xác định trong Bảng 1. Hướng dẫn bổ sung về cách ước lượng độ không đảm bảo có thể tìm thấy trong ISO/IEC Guide 98-3: 2008 [6] và các hướng dẫn JCGM phụ trợ.
Độ không đảm bảo trong đánh giá của phương pháp đánh giá được áp dụng phải được xác định bằng cách tính độ không đảm bảo mở rộng bằng cách sử dụng khoảng tin cậy 95 %.
Hầu hết các phép đo EMF được lấy từ các số đọc bằng cách sử dụng thang đo logarit, ví dụ dBμV, các hiệu chỉnh đối với độ tăng hoặc giảm của các thành phần hệ thống được tính bằng dB, giới hạn thông số kỹ thuật thường được tính bằng dB và giới hạn thông số kỹ thuật của thiết bị đo thường tính bằng dB. Trong các trường hợp này, khuyến nghị thực hiện tính toán độ không đảm bảo theo dB. Trong một số trường hợp, ví dụ, khi việc bổ sung các tín hiệu là đóng góp chính thì việc tính toán độ không đảm bảo theo giá trị tuyệt đối có thể đúng hơn, ví dụ V/m.
Độ không đảm bảo (tổng hợp) dựa trên một mô hình toán học xác định cách các đại lượng ảnh hưởng được cộng thêm. Một mô hình phép nhân đơn giản, được biểu thị dưới dạng một chuỗi tuyến tính của các số hạng biến đổi decibel, nói chung là thích hợp. Ngoài ra, độ không đảm bảo (tổng hợp) có thể được xác định bằng cách tổng hợp các độ không đảm bảo được biểu thị bằng phần trăm. Cần tránh sử dụng logarit hỗn hợp và đơn vị tuyến tính khi xác định độ không đảm bảo (tổng hợp).
Xem xét nguồn nhiều tần số thực hiện thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13729:2023 (IEC 62311:2019) quy định xem xét nguồn nhiều tần số thực hiện như sau:
Thông thường, trường điện từ được tạo bởi thiết bị điện và/hoặc điện tử có sự đóng góp về phổ tại nhiều tần số. Tất cả những đóng góp này phải được xem xét trong việc đánh giá và phải áp dụng cách thức tính tổng thích hợp. Các ví dụ về cách thức tính tổng có thể áp dụng cho thiết bị tạo ra sự đóng góp về phổ và nhiều tần số được cho trong Phụ lục A.
CHÚ THÍCH 1: Tình huống này khác với trường hợp phơi nhiễm tại một vị trí cho trước là kết quả từ nhiều nguồn tách biệt nhau về mặt không gian. Tình huống sau được xem xét theo IEC TR 62630 và hướng dẫn tương ứng về cách đánh giá tình huống đó được đưa ra trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH 2: Thiết bị điện hoặc điện tử không có bộ phát có chủ ý thường tạo ra các phát xạ trong một phổ rất rộng với các phát xạ này bị giới hạn bởi các giá trị giới hạn, thường là các giá trị do CISPR công bố. Những đóng góp về phổ này phải được đánh giá có tính đến các cách thức tính tổng, ví dụ như các cách thức nêu trong Phụ lục A.
Các dải tần cần xem xét để đánh giá và việc đánh giá thực tế của các đóng góp phổ phụ thuộc vào các yêu cầu phơi nhiễm được sử dụng để đánh giá. Do đó, phải tính đến các tiêu chí phù hợp được cho trong Điều 4.
Nếu nguồn của các đóng góp phổ khác nhau là độc lập (nguồn không nhất quán về pha) thì phải xem xét khả năng mà các phơi nhiễm này được thêm vào trong hiệu ứng của chúng. Để tính đến hiệu ứng từ các tín hiệu không ổn định trong dải tần số thấp, thời gian đo phải đủ dài. Các phép tính dựa trên độ nhạy cảm này nên được thực hiện riêng rẽ cho từng hiệu ứng; do đó nên đánh giá riêng rẽ đối với các hiệu ứng kích thích nhiệt và điện trên cơ thể.
Trong trường hợp các nguồn không độc lập (nguồn nhất quán về pha) hoặc các tần số là các hài của chỉ một nguồn, thông tin về pha là có liên quan (xem IEC TR 62630 để có hướng dẫn chi tiết). Như ví dụ, có hai cách thức tính tổng riêng rẽ dùng cho phơi nhiễm đồng thời trong trường đối với ICNIRP và IEEE. Đối với các giới hạn khác, có thể sử dụng các nguyên tắc tương tự.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đánh giá thiết bị điện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?