Theo Hiến pháp quy định, công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
Theo Hiến pháp quy định, công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
Căn cứ tại Điều 27 Hiến pháp 2013 có quy định về quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân, cụ thể như sau:
Điều 27.
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Như vậy, công dân từ đủ 21 tuổi trở lên thì có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Theo Hiến pháp quy định, công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân? (Hình ảnh Internet)
Ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có những hồ sơ gì?
Căn cứ tại Điều 35 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 có quy định về hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân như sau:
Hồ sơ ứng cử và thời gian nộp hồ sơ ứng cử
1. Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật này phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.
2. Hồ sơ ứng cử bao gồm:
a) Đơn ứng cử;
b) Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
c) Tiểu sử tóm tắt;
d) Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm;
đ) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
3. Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn thi hành Điều này.
Như vậy, hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân gồm có các tài liệu, cụ thể như sau:
- Đơn ứng cử;
- Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
- Tiểu sử tóm tắt;
- Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm;
- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Lưu ý: Thời gian nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.
Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu như sau:
Quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu
1. Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu quy định tại Điều 8 của Luật này.
2. Người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách những người ứng cử.
Như vậy, Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu.
Theo đó, Đại biểu Quốc hội có thể giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
Dẫn chiếu theo quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 về bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước như sau:
(1) Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
(2) Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
(3) Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
(4) Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
(5) Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.
(6) Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
(7) Ngoài những người do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 đề nghị, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người ứng cử để bầu vào chức danh quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 trong trường hợp đại biểu Quốc hội ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử.
(8) Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Lưu ý: Người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách những người ứng cử.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đại biểu Quốc hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?