Tổ chức tài chính vi mô cần chuẩn bị gì cho báo cáo tài chính giữa niên độ? Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ là khi nào?
- Tổ chức tài chính vi mô cần chuẩn bị gì cho báo cáo tài chính giữa niên độ?
- Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ của tổ chức tài chính vi mô được quy định vào thời gian nào?
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ của tổ chức tài chính vi mô là khi nào?
- Tổ chức tài chính vi mô nộp báo cáo tài chính giữa niên độ cho cơ quan nào?
Tổ chức tài chính vi mô cần chuẩn bị gì cho báo cáo tài chính giữa niên độ?
Căn cứ điểm 8.2 khoản 8 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC có quy định thì:
Quy định chung
..
8.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ
a. Báo cáo bắt buộc
- Báo cáo tình hình tài chính giữa niên độ - Mẫu số B01a-TCVM
- Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ - Mẫu số B02a-TCVM
- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc - Mẫu số B09a-TCVM
b. Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ - Mẫu số B03a-TCVM
Theo đó, khi lập cho báo cáo tài chính giữa niên độ, tổ chức tài chính vi mô cần chuẩn bị những thành phần sau:
(1) Báo cáo bắt buộc
- Báo cáo tình hình tài chính giữa niên độ
- Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ
- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc
(2) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ
Tổ chức tài chính vi mô cần chuẩn bị gì cho báo cáo tài chính giữa niên độ? Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ là khi nào?
Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ của tổ chức tài chính vi mô được quy định vào thời gian nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC:
Quy định chung
...
5. Kỳ lập báo cáo tài chính
5.1. Kỳ lập Báo cáo tài chính năm
Các TCVM phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán.
5.2. Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ
Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).
5.3. Kỳ lập Báo cáo tài chính khác
a. Các TCVM có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác theo yêu cầu của pháp luật hoặc yêu cầu của chủ sở hữu.
b. Các TCVM bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
Theo đó, kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ của tổ chức tài chính vi mô là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).
Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ của tổ chức tài chính vi mô là khi nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC:
Quy định chung
...
6. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
6.1. Báo cáo tài chính năm
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập (bao gồm: Báo cáo kiểm toán; thư quản lý và các tài liệu liên quan) chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
6.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ
Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý kế tiếp;
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp báo cáo tài chính là ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp báo cáo tài chính là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.
Theo đó, thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ của tổ chức tài chính vi mô chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý kế tiếp;
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp báo cáo tài chính là ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp báo cáo tài chính là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.
Tổ chức tài chính vi mô nộp báo cáo tài chính giữa niên độ cho cơ quan nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC :
Quy định chung
...
7. Nơi nhận báo cáo tài chính
a. Tổ chức tài chính vi mô Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ gửi báo cáo tài chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ngân hàng), cơ quan thuế và cơ quan thống kê;
b. Các tổ chức tài chính vi mô còn lại gửi báo cáo tài chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), cơ quan thuế và cơ quan thống kê.
Theo đó, báo cáo tài chính giữa niên độ của tổ chức tài chính vi mô được nộp cho các cơ quan sau:
- Nếu là tổ chức tài chính vi mô Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ: Gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ngân hàng), cơ quan thuế và cơ quan thống kê
- Các tổ chức tài chính vi mô còn lại thì gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), cơ quan thuế và cơ quan thống kê
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tài chính vi mô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?